Xử lý nước thải nhà máy bia

Quy trình xử lý nước thải nhà máy bia áp dụng công nghệ hiện đại, cam kết đạt chuẩn đầu ra, chi phí đầu tư hợp lý, phù hợp cho mọi nhà máy, khu công nghiệp

Thêm vào giỏ hàng

Chi tiết sản phẩm

Bia là một trong những đồ uống xuất hiện lâu đời nhất. Cùng với đó, nhu cầu ăn uống của con người cũng ngày càng được nâng cao. Từ đó, ngành công nghiệp sản xuất bia ngày càng phát triển và đạt những thành tựu đáng khích lệ. Song cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường và không khí xung quanh. Trong bài viết ngày hôm nay, WeMe sẽ cung cấp đến quý bạn đọc về quy trình xử lý nước thải nhà máy bia. Quy trình này được áp dụng công nghệ hiện đại, cam kết đạt chuẩn đầu ra theo QCVN 40:2011/BTNMT; chi phí đầu tư hợp lý cho mọi nhà máy, khu công nghiệp.

Xử lý nước thải nhà máy bia - WeMe

Tính cấp thiết trong xử lý nước thải nhà máy bia

Sản xuất bia là ngành công nghiệp tiêu thụ rất nhiều nước. Muốn sản xuất ra được 1 lít bia thành phẩm cần khoảng 5 – 6 lít nước. Nhu cầu sử dụng của con người tăng cao thì nhà máy cần phải sản xuất liên tục để đáp ứng đủ thị trường tiêu thụ. Do đó kéo theo một lượng lớn nước thải tạo thành trong quá trình sản xuất. Lượng nước thải này nếu không được xử lý đúng cách sẽ trở thành mối đe dọa đối với môi trường và sức khỏe con người.

Xuất phát từ thực tiễn đó, để bảo vệ môi trường và sản xuất an toàn, mỗi nhà máy đều cần phải trang bị hệ thống xử lý nước thải sản xuất bia cho riêng mình.

Xem thêm:

Nguồn gốc, thành phần và tính chất của nước thải sản xuất bia

Nguồn gốc nước thải

Nguồn thải của hoạt động sản xuất bia bao gồm: khí thải, nước thải và chất thải rắn. Trong đó, nước thải là nguồn ô nhiễm chính và có lưu lượng lớn nhất. 

Bảng: Các nguồn chất thải chính trong quá trình sản xuất bia

STT Nguồn thải Nguồn phát thải, ô nhiễm
1 Nghiền nhiên liệu
  • Tiêu thụ nước
  • Tiêu thụ điện năng
  • Phát thải bụi
  • Tiếng ồn
2 Nấu
  • Tiêu tốn năng lượng (nhiệt)
  • Tiêu tốn nhiều nước
  • Xút và acid cho hệ CIP
  • Tải lượng hữu cơ cao
  • Phát thải bụi
  • Gây mùi ra các khu vực xung quanh
3 Lên men
  • Tiêu tốn năng lượng (lạnh)
  • Tiêu tốn nhiều nước
  • Xút và acid cho hệ CIP
  • Phát thải CO2
  • Tải lượng hữu cơ cao (do nấm men và việc vệ sinh thiết bị gây nên; nước thải có nồng độ chất hữu cơ, nitrat, photpho cao)
4 Đóng gói thanh trùng
  • Tiêu hao năng lượng (hơi nước)
  • Nước thải có pH cao và chất lơ lửng nhiều
  • Tiêu hao nhiều nước nóng và nước lạnh
  • Tiếng ồn
5 Lọc bia
  • Tiêu tốn nhiều nước
  • Tiêu tốn bột trợ lọc
  • Tiêu tốn lạnh, CO2
  • Tải lượng hữu cơ cao (nấm men, bột trợ lọc)
6 Các hoạt động phụ trợ: nồi hơi đốt dầu hoặc đốt than, máy lạnh…
  • Tiêu tốn năng lượng, phát thải CO2, NOx, PAH
  • Nguy cơ rò rỉ dầu
  • Nguy cơ rò rỉ và phát thải NH3
  • Nguy cơ rò rỉ và phát thải CFC

Thành phần và tính chất nước thải

Bia chủ yếu là nước (> 90%), còn lại là cồn (3 – 6%), CO2 và các chất hòa tan khác. Nước thải nhà máy bia gồm những loại sau:

  • Nước làm lạnh, nước ngưng: đây là nguồn nước thải ít hoặc gần như không gây ô nhiễm, có khả năng tuần hoàn và tái sử dụng;
  • Nước thải từ bộ phận nấu, đường hóa: chủ yếu là nước từ hoạt động vệ sinh thùng nấu, bể chứa, sàn nhà,… nên chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, các chất hữu cơ;
  • Nước thải từ hầm lên men: là nước vệ sinh các thiết bị lên men, thùng chứa, đường ống, nhà xưởng sản xuất,… có chứa bã men và chất hữu cơ;
  • Nước thải từ công đoạn rửa chai: là một trong những dòng thải có độ ô nhiễm lớn trong quá trình sản xuất bia. Về nguyên lý, chai để đóng bia được rửa qua các bước: rửa với nước nóng, rửa bằng dung dịch kiềm loãng nóng (NaOH 1 – 3%), tiếp đó là rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài chai, cuối cùng là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau đó rửa sạch bằng nước nóng và nước lạnh. Do đó dòng thải của quá trình rửa chai có độ pH cao, nếu không được kiểm soát sẽ làm chết các vi sinh vật ở bể xử lý vi sinh.
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia – Môi trường WeMe

Thành phần hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải nhà máy bia gồm:

  • Protein và amino acid từ nguyên liệu và nấm men;
  • Hydrat cacbon (dextrin và đường) cũng như pectin tan hoặc không tan, acid hữu cơ từ nguyên liệu và sản phẩm rơi vãi.

Quy trình xử lý nước thải nhà máy bia

Sơ đồ công nghệ

Từ bảng phân tích trên cho ta thấy nước thải nhà máy bia chứa nhiều chất hữu cơ, pH và nhiệt độ cao. Việc lưu giữ và thải bỏ lượng men thải lớn, bột trợ lọc, vải lọc có lẫn nấm men sau mỗi lần lọc làm tải lượng hữu cơ trong nước thải rất lớn. Nguồn nước thải không được kiểm soát và xử lý sẽ dẫn đến phân hủy các chất hữu cơ, làm giảm oxy hòa tan trong nước cần thiết cho thủy sinh. Ngoài ra, quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ còn gây mùi khó chịu. 

Dưới đây là quy trình xử lý nước thải nhà máy bia được đề xuất bởi WeMe:

Quy trình xử lý nước thải nhà máy bia

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

  • Nước thải sản xuất bia sau khi tách rác được tập trung vào hố thu gom. 
  • Bể điều hòa: Được cấp khí liên tục để xáo trộn nước thải, tránh lắng cặn và phân hủy kỵ khí gây mùi hôi. Tại bể điều hòa, lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải được giữ ở mức ổn định.
  • Bể trung hòa, keo tụ, tạo bông: Nhờ các chất xúc tác như NaOH, PAC, PE để tạo nên các bông cặn có kích thước lớn, giúp cho việc lắng cặn thực hiện dễ dàng hơn. Bông cặn có kích thước lớn hơn được đưa tới bể chứa bùn để xử lý.
  • Nước thải qua bể lắng rồi đến bể trung gian. Tại bể trung gian có lắp bơm để bơm nước thải qua cột lọc.
  • Bể aerotank: Tại đây, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động và loại bỏ chất hữu cơ có trong nước thải. Để cho quá trình diễn ra thuận lợi cần cung cấp đầy đủ oxy hòa tan.
  • Cuối cùng, nước thải được đưa tới màng MBR sản xuất bởi công nghệ Nhật Bản, sử dụng vi sinh vật hiếu khí, nước cấp và chlorine để xử lý nốt.
  • Công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia đảm bảo đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT để xả ra môi trường hoặc cống chung của khu công nghiệp.

Ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia

Công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia của WeMe có những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Công nghệ có hiệu suất xử lý cao, đáp ứng được lưu lượng thải ra của nhà máy kể cả khi làm việc với cường độ công suất cao;
  • Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT;
  • Hệ thống xử lý chiếm ít diện tích;
  • Chi phí hợp lý, tiết kiệm tối đa cho doanh nghiệp;
  • Thời gian thi công nhanh gọn, quá trình thi công không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nhà máy;
  • Tuổi thọ công trình cao.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi người vận hành phải có chuyên môn để vận hành hệ thống đạt hiệu quả cao.
  • Bùn sau quá trình xử lý cần được phải được thu gom và xử lý định kì.
Chất lượng nước đầu ra sau khi qua quy trình xử lý nước thải nhà máy bia
Chất lượng nước đầu ra

Cam kết của WeMe

WeMe cam kết:

  • Chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
  • Các chỉ số kiểm định chất lượng nước đầu ra, đầu vào đều được lưu trữ và phân tích theo đúng quy trình
  • Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại theo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được cập nhật mới nhất;
  • Đảm bảo quá trình thi công nhanh và chính xác nhất với đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao;
  • Chế độ bảo hành, bảo trì, hỗ trợ khắc phục sự cố khi có yêu cầu;
  • Giá cả cạnh tranh, hiệu quả đầu tư cao cho doanh nghiệp;
  • Đội ngũ chuyên viên tư vấn, giải đáp, hỗ trợ mọi vướng mắc trong suốt quá trình vận hành sử dụng.

Công ty Cổ phần Năng lượng WeMe

Quý khách hàng quan tâm tới công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia của WeMe có thể nhắn tin trực tiếp cho chúng tôi, hoặc để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY. WeMe sẽ liên hệ lại sớm nhất để tư vấn và giải đáp tất cả các thắc mắc. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm vinh hạnh cho WeMe chúng tôi.

WeMe

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) : 0845.653.007
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) : 0847.653.007
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) : 0824.653.007

 

0906653007