Giấy phép môi trường

Khái niệm về Giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường (GPMT) được xem là văn bản pháp luật do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành xác nhận và cấp phép cho các chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án với các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường cụ thể khi chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.

Cấp phép cho các dự án theo điều kiện với các dạng:

  • Xả chất thải ra môi trường,
  • Quản lý chất thải,
  • Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Đối tượng cần phải có Giấy phép môi trường

Đối tượng cần lập Giấy phép môi trường
Đối tượng cần lập Giấy phép môi trường (Ảnh minh họa)

Theo Mục 4, Điều 39, Luật Môi Trường 2020, các đối tượng cần xin cấp Giấy phép môi trường gồm có: 

  • Các dự án đầu tư trong nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh ra các loại chất thải nguy hại, phải được quản lý theo quy định khi đi vào quá trình vận hành.
  • Đối với dự án đầu tư các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu sản xuất hay trung tâm dịch vụ, các loại cụm công nghiệp hoạt động có tiêu chí về môi trường như các đối tượng quy định tại Khoản 1 để được cấp GPMT.
  • Những trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn GPMT.

Các loại hồ sơ được tích hợp vào Giấy phép môi trường

  • Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường,
  • Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước,
  • Giấy phép xả khí thải,
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu,
  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại,
  • Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại,
  • Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
Các loại hồ sơ được tích hợp vào Giấy phép môi trường
Các loại hồ sơ được tích hợp vào Giấy phép môi trường

Thời gian có hiệu lực theo quy định của luật mới

Thời gian Luật Môi Trường 2020 mới áp dụng cho việc cấp Giấy phép môi trường có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Thời hạn của Giấy phép môi trường

  • 07 năm đối với các dự án đầu tư nhóm I;
  • 07 năm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Môi Trường 2014 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường;
  • 10 năm đối với các đối tượng không thuôc quy định tại 2 điểm trên;
  • Thời hạn của Giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại điểm 03 điểm trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Nội dung của Giấy phép môi trường

  • Nguồn phát sinh nước thải, lưu lượng xả thải nước thải tối đa, dòng nước thải, các chất gây ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, vị trí, phương thức xả thải và các nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Nguồn phát sinh khí thải: lưu lượng xả thải, dòng khí thải, các chất gây ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất gây ô nhiễm, vị trí, phương thức xả khí thải.
  • Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với 2 loại tiếng ồn và độ rung
  • Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại, mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
  • Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Quy định về Giấy phép môi trường

Căn cứ hoạt động Giấy phép môi trường

  • Thực hiện thanh tra, kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có.thẩm quyền đối với hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
  • Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép môi trường

Hồ sơ về cấp Giấy phép môi trường

  • Văn bản đề nghị cấp GPMT;
  • Báo cáo đề xuất cấp GPMT;
  • Tài liệu pháp lý và những kỹ thuật khác của các dự án, đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Trình tự và thủ tục xin Giấy phép môi trường

  • Chủ dự án đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cấp GPMT đến các cơ quan có thẩm quyền.
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT có trách nhiệm tổ chức, tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT, tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh.
  • Trường hợp dự án đầu tư có hoạt động xả thải nước thải vào.công trình thủy lợi, cơ quan cấp GPMT phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan Nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó.
  • Trường hợp dự án đầu tư nằm trong khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, cơ quan cấp GPMT phải lấy ý kiến văn bản của chủ đầu tư xây dựng.

Thời hạn cấp Giấy phép môi trường

  • Không quá 45 ngày đối với GPMT của Bộ Tài Nguyên và môi trường, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An.
  • Không quá 30 ngày đối với GPMT thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT có thể quy định thời hạn cấp phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Giấy phép môi trường được cấp lại

  • Giấy phép hết hạn.
  • Dự án đầu tư có sự thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ sảnxuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường.

Thu hồi Giấy phép môi trường

  • Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền.
  • Giấy phép có nội dung trái quy định pháp luật.

Phí thẩm định cấp Giấy phép môi trường

  • Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất có trách nhiệm nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điểu chỉnh GPMT.
  • Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh GPMT thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của cơ quan Nhà nước ở trung ương.
  • Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh GPMT thuộc thẩm quyền cấp GPMT của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ tư vấn thủ tục xin Giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp

Thủ tục xin Giấy phép môi trường sẽ nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn bao giờ hết khi các doanh nghiệp có thể tìm cho mình một công ty môi trường chuyên nghiệp và được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan đến các thủ tục Hồ sơ môi trường.

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe tự hào vì đã nhận được nhiều sự tín nhiệm từ các doanh nghiệp khắp nơi trên cả nước trong các vấn đề giải quyết các thủ tục về các loại hồ sơ môi trường.

Những chuyên viên được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề của WeMe đảm bảo sẽ hỗ trợ hết mình đối với khách hàng.

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

WeMe xin cam kết

  • Thực hiện đúng quy trình, tiến độ, theo sát và hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất có thể.
  • Đảm bảo chất lượng kết quả hoàn thành đúng theo quy định của pháp luật.

Để được tư vấn chi tiết hơn về GPMT, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí 24/7. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm tự hào cho WeMe chúng tôi.

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Chuyên viên tư vấn : 0906.653.007
0906653007