Xử lý nước thải thủy sản

Với ưu thế giáp biển Đông, đường bờ biển dài 3.260 km, thuận lợi cho vấn đề đánh bắt, nuôi trồng; thủy sản được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Đi kèm với cơ hội phát triển là những thách thức trong vấn đề môi trường. Nước thải từ ngành thủy sản nói chung chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, việc đầu tư quy trình xử lý nước thải thủy sản trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà máy, cơ sở kinh doanh, chế biến và nuôi trồng thủy sản.

Xử lý nước thải thủy sản

Tại sao cần phải xử lý nước thải thủy sản?

Nguồn gốc, thành phần nước thải thủy sản

Nước thải thủy sản được chia là 2 loại:

  • Nước thải chế biến thủy sản: là nước thải phát sinh từ nhà máy, cơ sở sử dụng các quy trình công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm thủy sản như: thủy sản đông lạnh, đồ hộp, nước mắm,… hoặc từ các vựa mua bán thủy sản.
  • Nước thải nuôi trồng thủy sản: là nguồn nước thải từ các ao, hồ,… nuôi thủy sản cho mục đích thương mại.

Nhìn chung, nước thải thủy sản thường chứa các thành phần sau:

  • Một lượng lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD5, COD);
  • Chất dinh dưỡng (N, P);
  • Chất rắn lơ lửng (TSS);
  • Các vi sinh vật mang mầm bệnh;
  • Bên cạnh đó, nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản còn có một thành phần đặc trưng đó là clo.
Hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
Hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải thủy sản

Do những thành phần gây hại nêu trên nên việc thu gom, xử lý nước thải thủy sản trước khi xả ra môi trường là điều vô cùng cần thiết:

  • Hàm lượng N, P cao trong nước thải thủy sản nếu không được xử lý đúng cách sẽ là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa. Điều này sẽ trở thành mối đe dọa cho môi trường nước mặt và các sinh vật thủy sinh.
  • Các loại virus, ấu trùng, trứng giun sán có trong nước thải là tác nhân gây nên nhiều bệnh về da, tiêu hóa,… cho con người.
  • Quá trình phân hủy các acid amin có trong nước thải thủy sản gây nên mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân xung quanh.
  • Hệ thống xử lý nước thải thủy sản là một trong các yếu tố quan trọng được đề cập trong các loại hồ sơ môi trường để các nhà máy chế biến thủy sản được phép hoạt động.
  • Tuân thủ theo quy định của pháp luật về vấn đề xử lý nước thải, tránh trường hợp bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh khi có cơ quan chức năng kiểm tra.

Tình hình xử lý nước thải thủy sản hiện nay

Vấn đề xử lý nước thải thủy sản hiện nay đang ngày càng được quan tâm. Nhiều doanh nghiệp đã có ý thức trong việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho riêng mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập sau đây:

  • Nhiều cơ sở chế biến và nuôi trồng thủy sản còn “lách luật” do chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải cao hơn khả năng cho phép;
  • Các công trình trong hệ thống xử lý nước thải xuống cấp, quá tải dẫn đến chất lượng nước đầu ra không đạt;
  • Công nghệ xử lý “lỗi thời”, không còn đáp ứng được hiệu quả;
  • Chủ đầu tư còn thiếu kinh nghiệm trong công tác vận hành hệ thống khiến hiệu quả xử lý không cao;
  • Các cơ quan chức năng còn lơ là trong công tác kiểm tra, quản lý công tác thu gom, xử lý nước thải tại các doanh nghiệp.

Mức xử phạt đối với trường hợp vi phạm về xử lý nước thải của các hộ nuôi trồng thủy sản

Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 155/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 55/2021 NĐ-CP, những trường hợp vi phạm quy định xả thải áp dụng các mức phạt như sau:

  • Phạt cảnh cáo đối với các hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 – 1,5 lần.
  • Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ).

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ).

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ).

Giải pháp xử lý nước thải thủy sản bằng công nghệ MBR từ WeMe

Sơ đồ công nghệ và thuyết minh

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải thủy sản
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải thủy sản

Thuyết minh:

  • Nước thải sau khi tách rác, tách mỡ sẽ được tập trung về bể thu gom. Tại bể thu gom có bố trí một bơm chìm để bơm nước thải lên bể điều hòa, bắt đầu quy trình xử lý.
  • Bể điều hòa: cân bằng lưu lượng và nồng độ nước thải. Tại đây, không khí được cấp vào nhằm khuấy trộn nước thải, tránh sự phân hủy kỵ khí gây mùi hôi. Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm chìm bơm qua bể xử lý kỵ khí.
  • Bể kỵ khí: phân hủy các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo bằng hệ vi sinh vật kỵ khí để giảm BOD, COD có trong nước thải. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, các vi sinh vật kỵ khí sẽ sử dụng chất hữu cơ hòa tan, phân hủy thành các loại chất khí: CO2, H2S, CH4.
  • Bể hiếu khí: cung cấp oxy nhờ máy thổi khí hoạt động luân phiên, đảm bảo việc phân phối khí đều trong bể thực hiện quá trình xử lý hiếu khí. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Từ đó làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải.
  • Module MBR: cung cấp một lượng vi sinh vật cần thiết để để khử BOD, COD, N, P,… Sau đó, nước thải được bơm qua màng lọc MBR. Các vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Chỉ có nước sạch mới qua được màng. Phần bùn sẽ được hồi lưu 1 phần về bể aerotank. Phần còn lại nằm trong bể bị khoáng hóa và định kỳ hút bỏ.
  • Nước sau khi qua quy trình xử lý nước thải thủy sản của WeMe đã đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B để xả ra nguồn tiếp nhận mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.

Điểm nổi bật từ hệ thống xử lý nước thải thủy sản của WeMe

Điểm nổi bật trong công nghệ xử lý nước thải thủy sản của WeMe là module MBR. Module MBR sử dụng phương pháp xử lý nhờ bùn hoạt tính kết hợp với công nghệ lọc màng MBR. Cấu tạo của module gồm các màng lọc tấm phẳng có kích thước lỗ lọc 0.1 – 0.4 µm song song đặt ngập trong bể xử lý hiếu khí. Công nghệ này đã được WeMe áp dụng cho nhiều loại hình nước thải khác và đạt được hiệu quả cao trong quá trình xử lý như: nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải y tế,…

Quy trình xử lý nước thải thủy sản của WeMe có những ưu điểm nổi bật sau:

  • Module MBR làm thay nhiệm vụ của bể lắng, lọc, khử trùng. Do đó tiết kiệm được diện tích và chi phí khi không cần xây dựng các bể này.
  • Chất lượng nước đầu ra có độ trong suốt cao, cam kết đạt yêu cầu theo QCVN.
  • Quá trình vận hành tự động, không yêu cầu nhân công. Chủ đầu tư không có nhiều kinh nghiệm vẫn có thể tự vận hành được.
  • Hệ thống được lắp đặt nổi nên dễ dàng cho công tác bảo trì và có thể tháo lắp, di dời khi cần.
  • Quá trình xử lý nhờ vi sinh, không sử dụng hóa chất nên an toàn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí mua hóa chất.
  • Các bể xử lý và module được chế tạo sẵn nên quá trình lắp đặt nhanh, chỉ vài ngày. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống nhỏ gọn, ứng dụng công nghệ MBR cho chất lượng nước đầu ra vượt trội
Hệ thống nhỏ gọn, ứng dụng công nghệ MBR cho chất lượng nước đầu ra vượt trội
Hệ thống được lắp đặt nổi nên dễ dàng cho công tác bảo trì và có thể tháo lắp, di dời khi cần
Hệ thống được lắp đặt nổi nên dễ dàng cho công tác bảo trì và có thể tháo lắp, di dời khi cần

Báo giá hệ thống xử lý nước thải thủy sản từ WeMe

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản của WeMe được thiết kế dưới dạng hệ thống với đa dạng công suất, đáp ứng nhu cầu xử lý của khách hàng. Một điều lưu ý là công suất xử lý càng cao thì chi phí đầu tư cho 1m3 nước thải sẽ càng thấp. Khi hợp tác với WeMe quý khách hàng sẽ được tư vấn, báo giá tận tình và chi tiết nhất. Mỗi hạng mục đã được WeMe tính toán kỹ lưỡng trước khi thông báo tới khách hàng nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan và giá cả tốt nhất trên thị trường. Hồ sơ báo giá hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thuỷ sản bao gồm các hạng mục chi tiết như sau:

  • Module xử lý nước thải tích hợp;
  • Bể chứa nước thải;
  • Chi phí thiết bị dùng trong hệ thống như: bơm, máy thổi khí, hệ thống phân phối khí, đường ống, dây điện,…
  • Chi phí vận chuyển, lắp đặt;
  • Chi phí phân tích mẫu đầu vào, đầu ra;
  • Chi phí đào tạo vận hành;
  • Chi phí bảo hành, bảo trì;

Quy trình thực hiện dự án của WeMe

Quy trình thực hiện dự án thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thủy sản của WeMe gồm các bước đơn giản, chuyên nghiệp diễn ra như sau:

  • Thu thập thông tin, khảo sát và tư vấn: Thu thập thông tin liên quan về hoạt động của doanh nghiệp, tính chất nguồn thải, yêu cầu về chất lượng nước đầu ra, hiện trạng khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, yêu cầu của khách hàng để lên phương án tư vấn, thiết kế.
  • Báo giá hạng mục, ký hợp đồng.
  • Thiết kế hệ thống: Thiết kế chi tiết các hạng mục cần thi công.
  • Thi công, lắp đặt: Vận chuyển máy móc, thiết bị đến nơi thi công và tiến hành lắp đặt.
  • Vận hành thử nghiệm hệ thống.
  • Nghiệm thu lắp đặt.
  • Vận hành và lấy mẫu phân tích.
  • Nghiệm thu đưa vào sử dụng và đào tạo vận hành.

Giới thiệu một vài dự án xử lý nước thải tương tự của WeMe

Lắp đặt module xử lý nước thải cho Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Hạnh Gành Hào

  • Công suất: 10 m3/ngày.đêm
  • Chủ đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Hạnh Gành Hào
  • Địa điểm thực hiện dự án: thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
  • Yêu cầu chất lượng nước đầu ra: QCVN 14:2008/BTNMT, cột B

Dự án lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho Công ty TNHH HoaLongFeed

  • Công suất: 15 m3/ngày.đêm
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH HoaLongFeed
  • Địa điểm thực hiện dự án: Số 45 đường Đê Trường Long, Ấp Rạch Bộng, xã Tân Lân, Cần Đước, Long An
  • Yêu cầu chất lượng nước đầu ra: QCVN 40:2011/BTNMT Cột A
Mô hình hệ thống xử lý nước thải thủy sản của WeMe
Mô hình hệ thống xử lý nước thải thủy sản của WeMe

Hệ thống xử lý nước thải thủy sản của WeMe có thể áp dụng cho những đối tượng nào?

Hiện tại, ngành nuôi trồng thủy sản đang ngày một phát triển hơn nữa, tuy nhiên một vài ngành thế mạnh đang được tập trung phát triển. Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản của WeMe được thiết kế đa dạng công suất và có thể áp dụng để xử lý các loại nước thải như:

  • Nước thải nuôi tôm
  • Nước thải nuôi cá

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

WeMe xin cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cùng chế độ hậu mãi của chúng tôi. Quý khách hàng quan tâm đến hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản của WeMe, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất. WeMe luôn mong muốn tìm kiếm khách hàng trên khắp cả nước. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm tự hào cho WeMe chúng tôi.

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) : 0845.653.007
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) : 0847.653.007
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) : 0824.653.007

 

0906653007