Xử lý nước cấp

Công nghệ xử lý nước cấp

Các nguồn nước có thể dùng để xử lý thành nước cấp sinh hoạt

Hiện nay, để xử lý nước cấp cho mục đích sinh hoạt, sản xuất, người ta có thể dùng các nguồn nước đầu vào như: nước giếng khoan, nước ngầm, nước mặt (từ sông, hồ),… Các chỉ tiêu đầu vào của các nguồn nước này thường không đảm bảo yêu cầu để cấp cho mục đích sinh hoạt, sản xuất:

  • Sắt (Fe): tồn tại trong nước dưới dạng Fe (II) hoặc Fe (III). Nước ngầm có hàm lượng sắt cao và thường tồn tại dưới dạng Fe (II) hòa tan các muối bicacbonat, sunfat, clorua. Nước có hàm lượng sắt cao thường có mùi tanh; làm vàng quần áo; hư hỏng sản phẩm của ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp. Nước mặt chứa Fe (III) ở dạng keo hữu cơ hoặc cặn huyền phù, thường có hàm lượng không cao và có thể khử sắt kết hợp công nghệ khử đục.
  • Mangan (Mn): thường có mặt trong nước ngầm ở dạng Mn (II) với hàm lượng nhỏ hơn sắt rất nhiều. Công nghệ khử mangan thường kết hợp với khử sắt trong nước.
  • Các hợp chất của acid silic: thường gặp trong nước mặt ở dạng keo hay ion hòa tan tùy thuộc vào độ pH của nước. Nồng độ acid silic cao gây khó khăn cho việc khử sắt.
  • Các hợp chất chứa nitơ: tồn tại trong nước dưới dạng nitrit, nitrat và amoniac. Các hợp chất chứa nitơ có trong nước chứng tỏ nước đã bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt.
  • Hàm lượng sunfat và clorua: tồn tại trong nước dưới dạng các muối natri, canxi, magie và acid H2SO4, HCl.
  • Hàm lượng ion Cl có trong nước lớn (> 250 mg/L) làm cho nước có vị mặn. Các nguồn nước ngầm có hàm lượng clorua lên tới 500 – 1.000 mg/L có thể gây bệnh thận. Nước có hàm lượng sunfat cao (> 250 mg/L) có tính độc cho sức khỏe con người.
  • Iốt và fluo: thường gặp trong nước dưới dạng ion và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
  • Các chất khí hòa tan: các chất khí O2, CO2, H2S trong nước tự nhiên dao động rất lớn. Khí H2S là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Hàm lượng H2S trong nước cao làm cho nước có mùi trứng thối khó chịu và ăn mòn kim loại. Hàm lượng O2 hòa tan trong nước mặt cao hơn so với nước ngầm.
  • Vi sinh vật: trong nước tự nhiên thường tồn tại nhiều loại vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm như: kiết lị, thương hàn, dịch tả, bại liệt,…
Nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất có thể được xử lý từ nguồn nước mặt, nước ngầm,...
Nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất có thể được xử lý từ nguồn nước mặt, nước ngầm,…

Các công nghệ xử lý nước cấp phổ biến hiện nay

Quá trình xử lý nước cấp hiện nay có thể áp dụng các biện pháp phổ biến sau:

  • Biện pháp cơ học: dùng các công trình và thiết bị để làm sạch nước như: song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc.
  • Biện pháp hóa học: dùng các hóa chất cho vào nước để xử lý như: dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hóa nước, cho clo vào nước để khử trùng.
  • Biện pháp lý học: dùng các tia vật lý để khử trùng nước như: tia tử ngoại, sóng siêu âm; điện phân nước biển để khử muối; khử khí CO2 hòa tan trong nước bằng phương pháp làm thoáng.

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt và cách tính lưu lượng nước cấp sinh hoạt

Theo TCXDVN 33:2006, tiêu chuẩn dùng nước tổng hợp tính theo đầu người gồm nước cấp cho: ăn uống sinh hoạt; công nghiệp; công trình công cộng; tưới cây; thất thoát;… được lấy theo bảng dưới đây:

Đối tượng dùng nước Tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người (ngày trung bình trong năm) L/người.ngày
Thành phố lớn, thành phố du lịch, nghỉ mát, khu công nghiệp lớn 300 – 400
Thành phố, thị xã vừa và nhỏ, khu công nghiệp nhỏ 200 – 270
Thị trấn, trung tâm công – nông nghiệp, công – ngư nghiệp, điểm dân cư nông thôn 80 – 150
Nông thôn 40 – 60

Cách tính toán lưu lượng nước cấp sinh hoạt được lấy ví dụ cho dự án Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo được WeMe thực hiện. Căn cứ vào tiêu chuẩn dùng nước là 100 – 150 L/người.ngày, lưu lượng nước cần cấp được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Mục đích dùng nước Đơn vị Số lượng Tiêu chuẩn m3/người.ngày Tổng công suất m3/ngày
Sinh hoạt Người 3.453,3 0,130 448,92
Tưới cây, rửa đường m2 13,035 0,003 39,1
Cộng 488,02
Nước dự phòng, chữa cháy % 20 97,60
Tổng cộng 585,63

Chú thích: Lượng nước phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy được lấy bằng 20% tổng lượng nước sinh hoạt, tưới cây, rửa đường.

  • Hệ số không điều hòa cho nước dành cho mục đích sinh hoạt Kng = 1.2.
  • Nhu cầu dùng nước tính toán: 585,63 x 1,2 = 702,76 m3/ngày.

Quy trình thực hiện dự án của WeMe

Quy trình thực hiện dự án thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước cấp của WeMe gồm các bước như sau:

  • Thu thập thông tin, khảo sát khách hàng, phân tích kết quả chất lượng nước đầu vào và lên phương án công nghệ phù hợp để xử lý các thông số vượt giới hạn cho phép.
  • Báo giá hạng mục, ký hợp đồng.
  • Thiết kế hệ thống: thiết kế chi tiết các hạng mục cần thi công.
  • Thi công, lắp đặt hệ thống.
  • Vận hành thử nghiệm hệ thống.
  • Lấy mẫu phân tích chất lượng nước đầu ra.
  • Nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Giải pháp công nghệ xử lý nước cấp từ WeMe

Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp

Để lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt, nước ngầm, ta cần cân nhắc về các tiêu chí sau:

  • Tính chất nguồn nước đầu vào: tùy vào chất lượng nước đầu vào (nước mặt, nước ngầm, nước giếng khoan) có bao nhiêu chỉ tiêu vượt quy định cho phép mà ta sẽ lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
  • Hiệu quả xử lý của công nghệ: đảm bảo các chỉ tiêu đầu vào vượt chuẩn được đưa về giá trị cho phép theo yêu cầu.
  • Tiết kiệm diện tích xây dựng: việc sử dụng các công nghệ tiên tiến sẽ tối ưu được giai đoạn xử lý, giúp tiết kiệm diện tích và chi phí đầu tư, xây dựng mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
  • Quản lý, vận hành, bảo dưỡng phù hợp với năng lực của đơn vị đầu tư.
  • Chi phí đầu tư hợp lý, nằm trong khả năng cho phép của đơn vị đầu tư.
  • An toàn, thân thiện với môi trường.
  • Dễ dàng nâng công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai.

Công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt, nước ngầm của WeMe

Trường hợp chỉ có các chỉ tiêu đơn giản vượt quy chuẩn cho phép

Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp
Quy trình xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt trong trường hợp chỉ có các chỉ tiêu đơn giản vượt quy chuẩn chuẩn (coliform, sunfat)

Thuyết minh:

  • Nước đầu vào sẽ được xử lý qua 2 giai đoạn là khử trùng và lọc.
  • Cụm khử trùng: hóa chất được bơm định lượng bơm trực tiếp từ bồn hóa chất vào đường ống dẫn nước. Dưới tác dụng của dòng chảy, hóa chất được xáo trộn đều trong nước.
  • Keo tụ: châm hóa chất hỗ trợ lắng PAC, NaOH vào đường ống. Hóa chất PAC chứa hàm lượng nhôm tới 28 – 32% đem đến khả năng keo tụ các cặn bẩn trong nước nhằm hỗ trợ quá trình lọc một cách hiệu quả mà không gây hại đến môi trường.
  • Cột lọc nước: giữ lại các chất lơ lửng, các chất không tan, rong rêu,… có trong nguồn nước nhờ vào các lớp vật liệu lọc. Cát thạch anh được sử dụng trong công nghệ lọc nước để loại bỏ các thành phần cặn lơ lửng, đặc biệt là các hạt cặn có kích thước nhỏ không có khả năng kết tủa khi để lắng tự nhiên. Trong quá trình lọc, trên bề mặt bể lọc sẽ hình thành lên lớp màng. Đây là lớp màng cặn có tác dụng làm ổn định dòng nước sau khi được lọc.
  • Nước sau xử lý đạt QCVN 01-1:2018/BYT để cấp cho mục đích sinh hoạt.

Trường hợp có nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép

Trong trường hợp này, WeMe sẽ áp dụng giải pháp công nghệ bằng tháp làm thoáng. Tham khảo về phương pháp làm thoáng tại bài viết: Tháp làm thoáng trong xử lý nước cấp.

Quy trình xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt
Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt trong trường hợp có nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn (coliform, Fe, Mn,…)

Thuyết minh:

  • Nước thô từ suối hoặc giếng khoan được dẫn về cụm xử lý và hòa trộn với không khí thông qua tháp oxy hóa để khử sắt và loại bỏ CO2 có trong nước ngầm hoặc oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước mặt.
  • Sau đó, nước tự chảy xuống bể tiếp xúc để đảm bảo quá trình oxy hóa khử hết hoàn toàn lượng Fe (II). Tại đây, châm PAC vào nước nhằm thúc đẩy quá trình keo tụ, tạo bông.
  • Nước tiếp tục chảy vào bể lắng đứng có tấm lắng lamen. Tại đây, cặn sắt tạo thành các bông cặn lớn dần và được lắng xuống bể lắng, định kỳ sẽ xả bỏ. Phần nước trong thu vào máng răng cưa và chảy về bể lọc.
  • Tại bể lọc, cặn còn sót lại trong nước sau lắng sẽ được giữ lại thông qua các lớp vật liệu lọc. Vật liệu lọc gồm: cát lọc và lớp sỏi đỡ. Tốc độ lọc được kiểm soát thông qua hệ thống xiphong đồng tâm. Nước sạch sau lọc được thu bằng chụp lọc sau đó chảy về bể chứa.
  • Tại bể chứa, nước được khử trùng bằng clo (dạng bột). Nước sau khử trùng được phân phối vào mạng lưới tiêu thụ thông qua trạm bơm cấp 2. Điều hòa các giờ dùng nước trong ngày bằng hệ thống biến tần.
  • Khi cát lọc bám nhiều cặn bẩn, quá trình lọc tắt nghẽn sẽ tiến hành rửa lọc bằng phương pháp rửa nước thuần túy. Nước rửa lọc và xả cặn bể lắng được thu hồi về hồ lắng bùn.

Dự án xử lý nước cấp của WeMe

Dưới đây là thông tin về một số dự án xử lý nước cấp sinh hoạt, sản xuất mà WeMe đã thực hiện:

Dự án Công ty Cổ phần One One miền Trung

  • Địa chỉ: Thôn Tam Vị, Xã Lộc Tiến, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
  • Công suất xử lý: 500 m3/ngày.đêm
  • Loại nước cấp: nước cấp cho hoạt động sản xuất của nhà máy.
Hình ảnh quá trình thi công dự án One One
Hình ảnh quá trình thi công dự án One One

Dự án Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo

  • Địa chỉ: Xã Dân Hóa, Huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình.
  • Công suất xử lý: 720 m3/ngày.đêm.
  • Loại nước cấp: nước cấp sinh hoạt.
Hình ảnh thi công dự án Cha Lo
Hình ảnh thi công dự án Cha Lo

Dự án Công ty TNHH Đầu Tư và Sản Xuất Poshaco Hưng Yên

  • Địa chỉ: Công ty TNHH Đầu Tư và Sản Xuất Poshaco Hưng Yên, Thôn Tử Cầu, Xã Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên.
  • Công suất xử lý: 240 m3/ngày.đêm.
  • Loại nước cấp: nước cấp sinh hoạt và sản xuất.
Thi công Dự án nước cấp Công ty TNHH Đầu Tư và Sản Xuất Poshaco Hưng Yên
Một số hình ảnh thi công Dự án nước cấp Công ty TNHH Đầu Tư và Sản Xuất Poshaco Hưng Yên

Hiệu quả của quá trình xử lý

Nước đầu ra sau khi qua quy trình xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt, nước ngầm của WeMe đảm bảo đạt QCVN 01-1/2018 /BYT với một số chỉ tiêu như sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào Đầu ra QCVN 01-1/2018 /BYT
1 pH 6,88 6,0 – 8,5
2 Độ cứng tổng số (tính theo CaCO3) mg/L 213 300
3 Clorua (Cl) mg/L 5,67 250
4 Asen (As) mg/L KPH

LOD = 0,001

0,01
5 Chì (Pb) mg/L KPH

LOD = 0,001

0,01
6 Kẽm (Zn) mg/L 0,170 2
7 Sắt (Fe) mg/L 5,95 0,3
8 E.Coli MPN/100 mL KPH

LOD = 3,0

< 1

Các đối tượng có thể áp dụng công nghệ xử lý nước cấp từ WeMe

Quy trình xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt, nước ngầm của WeMe có thể áp dụng cho nhiều đối tượng đang có nhu cầu xử lý nước cấp khác nhau, như:

  • Các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, đồ uống,…
  • Các nhà máy, trạm cấp nước sinh hoạt cho dân cư;

Các dịch vụ môi trường và cam kết của WeMe

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe là đơn vị hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực môi trường. Chúng tôi đã có kinh nghiệm và chuyên môn trong nhiều lĩnh vực như:

Với mong muốn đem lại nhiều giải pháp hiệu quả trong vấn đề nước thải cũng như nước cấp, WeMe luôn nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến nhiều công nghệ tiên tiến với mức giá cạnh tranh trên thị trường. WeMe xin cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cùng các chế độ hậu mãi của chúng tôi.

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

Quý khách hàng có nhu cầu tìm kiếm công nghệ xử lý nước cấp sinh hoạt, sản xuất, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất. WeMe luôn mong muốn tìm kiếm khách hàng trên khắp cả nước. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm tự hào cho WeMe chúng tôi.

WeMe

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) : 0845.653.007
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) : 0847.653.007
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) : 0824.653.007
0906653007