Xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm

Hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm sử dụng công nghệ MBR tiên tiến từ Nhật Bản, cam kết đạt chuẩn đầu ra, vận hành tự động, có thể tái sử dụng nước sau xử lý

Thêm vào giỏ hàng

Chi tiết sản phẩm

Nhu cầu sử dụng thực phẩm được làm sẵn từ gia súc, gia cầm ngày càng cao dẫn đến các lò giết mổ hoạt động ngày càng nhiều. Nước thải phát sinh từ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm chứa một lượng lớn các chất hữu cơ, vi sinh vật, giun sán,… rất gây hại cho hệ sinh thái môi trường cũng như sức khỏe con người. Vì lẽ đó, các cơ sở hoạt động trong ngành này đều cần phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm để xử lý triệt để các chất ô nhiễm trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Tổng quan về nước thải giết mổ gia súc, gia cầm

Nguồn phát sinh nước thải giết mổ gia súc, gia cầm

Nước thải từ quá trình giết mổ gia súc, gia cầm có thể phát sinh từ các nguồn sau:

  • Nước thải từ hoạt động giết mổ; vệ sinh chuồng trại, khu vực, máy móc, thiết bị sản xuất;
  • Nước thải từ hoạt động vệ sinh, ăn uống,… của công nhân viên.

Trong máu gia súc, gia cầm chứa nhiều chất hữu cơ và có hàm lượng nitơ rất cao nên phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm và loại bỏ máu có ý nghĩa rất quan trọng đối với lượng chất gây ô nhiễm được tạo ra.

Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

Tính chất của nguồn nước thải quá trình giết mổ gia súc, gia cầm

Nước thải ở các địa điểm giết mổ có nồng độ chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, nitơ, photpho,… cao. Các hợp chất này làm tăng độ phì của nước. Đồng thời dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật, gây mùi hôi thối khó chịu.

Huyết được thu gom như một sản phẩm phụ. Các thành phần khác như phân, nước tiểu, lông, xương, nước mổ,… sẽ bị trộn lẫn cùng dòng nước thải đưa ra môi trường. Vì vậy, loại nước thải này có tải trọng ô nhiễm cao. Thành phần và tính chất nước thải giết mổ gia súc, gia cầm được trình bày ở bảng sau:

Thông số Đơn vị Đầu vào Yêu cầu sau xử lý
pH 6,3 – 7,2 6,0 – 8,5
BOD5 mg/L 1800 50
COD mg/L 2700 150
SS mg/L 810 10
Coliforms MPN/100 mL 2,5 x 107 200

(Nguồn: Lâm Minh Triết, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, 2006)

Nitơ, photpho trong nước thải cao, chảy vào sông, hồ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng. Do vậy dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các loại thực vật như rêu, tảo. Điều này gây nên tình trạng thiếu oxy trong nước, giảm chất lượng nước. Ngoài ra, còn phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích sống trong môi trường.

Quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm bằng phương pháp xử lý sinh học

Quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm bằng phương pháp xử lý sinh học
Quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm bằng phương pháp xử lý sinh học

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm khác nhau như: cơ học, hóa lý, sinh học. Dù áp dụng phương pháp nào cũng mang đến một hiệu quả xử lý nhất định. Tuy nhiên, phương pháp sinh học vẫn là phổ biến nhất. 

Thuyết minh:

  • Nước thải từ các lò mổ sau khi được tách rác, dầu mỡ được thu về hố thu gom chung.
  • Bể điều hòa: Có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải ở mức ổn định. Nước thải trong bể điều hòa được xáo trộn liên tục nhằm tránh quá trình lắng cặn, phân hủy kỵ khí gây mùi hôi. 
  • Bể anoxic: Có nhiệm vụ chuyển hóa N, P trong nước thải. Trong bể thiếu khí có hệ thống máy khuấy chìm, tạo điều kiện cho các vi sinh vật xử lý N, P hoạt động. 
  • Bể aerotank: Xử lý các chất hữu cơ trong nước thải nhờ hoạt động của vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật sẽ sử dụng chất bẩn làm thức ăn, tạo sinh khối. Từ đó làm giảm nồng độ chất ô nhiễm xuống mức cho phép.
  • Module MRB: Có cấu tạo gồm các màng lọc tấm phẳng đặt ngập trong bể sinh học. Nước thải tại module sẽ tiếp tục được xử lý hiếu khí. Sau đó đưa qua màng lọc MBR. Bùn sinh học, chất rắn lơ lửng, vi khuẩn,… sẽ hoàn toàn được giữ lại ở bề mặt màng. Chỉ có nước sạch là được phép đi qua.
  • Bể khử trùng: Tập hợp nước thải sau xử lý và khử trùng để loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật gây hại trước khi xả ra môi trường.
  • Nước thải sau xử lý đã đạt chuẩn theo QCVN 40:2011/BTMNT để xả ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm

Hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm của WeMe mang lại một số ưu điểm như sau:

  • Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, nitơ, photpho cao;
  • Nước đầu ra đạt chuẩn theo quy định và có thể tái sử dụng được cho các hoạt động khác như: vệ sinh sàn nhà, chuồng trại,… giúp tiết kiệm chi phí.;
  • Quá trình xử lý sử dụng vi sinh vật, không cần hóa chất nên thân thiện với môi trường;
  • Quá trình vận hành tự động, an toàn;
  • Giảm thiểu tối đa thể tích bùn thải, có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng;
  • Dễ dàng vận chuyển và bảo quản;
Hệ thống xử lý nước thải gia súc, gia cầm của WeMe có nhiều ưu điểm vượt trội
Có thể tái sử dụng nước sau xử lý cho các hoạt động không yêu cầu chất lượng nước cao để tiết kiệm chi phí

Các hình thức xử phạt nếu xả thải không theo quy định

Căn cứ vào Điều 14, Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 155 2016 NĐ CP. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tiền từ 5.000.000 – 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tiền từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tiền từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tiền từ 100.000.000 – 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tiền từ 110.000.000 – 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tiền từ 120.000.000 – 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ).
Quy định pháp luật về xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm
Xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này

Như vậy, việc xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nếu như không muốn vướng vào vấn đề pháp lý.

Cam kết của WeMe khi quý khách hàng lựa chọn hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm của chúng tôi

WeMe là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng. Chúng tôi tự hào đã đem đến nhiều giải pháp về nước thải cho các doanh nghiệp trong nước. WeMe xin cam kết:

  • Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Báo giá trong ngày khi có yêu cầu;
  • Các thiết bị, máy móc,… sử dụng đều được WeMe nhập từ các thương hiệu uy tín, chất lượng;
  • Đào tạo vận hành hệ thống ban đầu và có hướng dẫn kèm theo;
  • Hỗ trợ bảo hành, bảo trì khi có sự cố.

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

Quý khách hàng quan tâm đến công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm của WeMe, vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY. WeMe sẽ liên hệ lại sớm nhất để tư vấn và giải đáp tất cả các thắc mắc. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm vinh hạnh cho WeMe chúng tôi. 

WeMe

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) : 0845.653.007
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) : 0847.653.007
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) : 0824.653.007

 

0906653007