Xử lý nước thải bệnh viện

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện của WeMe giải quyết bài toán về tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành dễ dàng và đảm bảo đầu ra

Thêm vào giỏ hàng

Chi tiết sản phẩm

Bệnh viện là nơi tập trung số lượng lớn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các y bác sĩ,… Do đó, lượng nước thải phát sinh hàng ngày có thể nói là không hề nhỏ. Theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế, mỗi bệnh viện cần phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ. Vậy quy trình xử lý nước thải bệnh viện cần phải như thế nào để mang lại hiệu quả cao, dễ vận hành và quản lý? Hãy tìm hiểu cùng WeMe qua bài viết dưới đây.

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện từ WeMe

Hiện tại, WeMe đang áp dụng 02 công nghệ xử lý nước thải bệnh viện. Tùy thuộc vào chi phí đầu tư, diện tích lắp đặt, mặt bằng, công suất xử lý,… mà WeMe sẽ lên phương án phù hợp nhất. Chi tiết về công nghệ được trình bày như bên dưới:

Công nghệ truyền thống

Sơ đồ công nghệ truyền thống

Vấn đề quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện chủ yếu là xử lý được các thành phần ô nhiễm có trong nước thải đạt QCVN 28:2010/BTNMT cột A/B. Căn cứ vào các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng của nước thải bệnh viện, WeMe đưa ra công nghệ như sau:

Công nghệ truyền thống xử lý nước thải bệnh viện
Công nghệ truyền thống xử lý nước thải bệnh viện
  • Bể thu gom: nước thải bệnh viện được tập trung về bể thu gom. Tại bể thu gom có bố trí bơm nhúng chìm, bơm nước thải lên điều hòa, bắt đầu quy trình xử lý.
  • Bể điều hòa: có nhiệm vụ cân bằng lưu lượng và nồng độ. Tại đây không khí được cấp vào nhằm khuấy trộn nước thải tránh hiện tượng lắng cặn, phân hủy kỵ khí dưới đáy bể.
  • Bể tách mỡ: có nhiệm vụ tách mỡ để tránh ảnh hưởng đến thiết bị và quá trình hoạt động của hệ thống. Sau đó, nước thải sẽ tự chảy qua bể anoxic.
  • Bể anoxic: nhiệm vụ của bể này là xử lý thiếu khí. Quá trình loại bỏ C, khử nitrat và loại bỏ P trong nước thải diễn ra trong ngăn này.
  • Bể aerotank: nhiệm vụ của bể này là xử lý hiếu khí. Ở đây, oxy được cung cấp nhờ máy thổi khí hoạt động liên tục, đảm bảo việc phân phối khí đều trong bể thực hiện quá trình phản ứng vi sinh.
  • Bể lắng: nhiệm vụ chính là tách cặn vi sinh từ bể xử lý sinh học hiếu khí sang. Bùn lắng ở đáy ngăn lắng sẽ được đưa về bể chứa bùn.
  • Bể khử trùng: có chức năng chứa nước tạm thời và khuếch tán hóa chất khử trùng vào nước thải để tiêu diệt vi sinh vật. Chất khử trùng được sử dụng là clorine do hiệu quả diệt khuẩn cao và giá thành tương đối rẻ.
  • Nước sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT cột A và được thải vào cống chung của bệnh viện.
  • Bể chứa bùn: bùn dư từ bể lắng được bơm về bể chứa bùn. Phần bùn được thu gom định kỳ bằng dịch vụ bên ngoài.

Ưu điểm của công nghệ truyền thống

  • Chi phí đầu tư thấp, chủ yếu bao gồm chi phí xây dựng, thiết bị xử lý không cần áp dụng công nghệ quá tiên tiến;
  • Nhu cầu sử dụng năng lượng thấp;
  • Công nghệ truyền thống mang lại hiệu quả xử lý cao, chi phí vận hành tương đối thấp. Có thể tận dụng các công trình để nâng cấp công nghệ xử lý dễ dàng.

Công nghệ MBR

Sơ đồ công nghệ MBR

Để tối ưu hóa diện tích mặt bằng lắp đặt và hiệu quả xử lý của hệ thống, WeMe đã thiết kế thêm một sơ đồ công nghệ xử lý áp dụng công nghệ MBR như sau:

Công nghệ MBR xử lý nước thải bệnh viện
Công nghệ MBR xử lý nước thải bệnh viện
  • Nước thải bệnh viện sau khi tách rác, tách mỡ được tập trung về bể thu gom. Nước thải từ bể thu gom sẽ được bơm chìm bơm vào bể điều hòa để bắt đầu quy trình xử lý.
  • Bể điều hòa: có nhiệm vụ cân bằng lưu lượng và nồng độ. Tại đây không khí được cấp vào nhằm khuấy trộn nước thải tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí dưới đáy bể.
  • Bể thiếu khí: nhiệm vụ của bể này là xử lý thiếu khí. Quá trình loại bỏ C, khử nitrat và loại bỏ P trong nước thải diễn ra trong ngăn này.
  • Bể hiếu khí: được cung cấp oxy liên tục, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân giải các chất hữu cơ. Các vi sinh vật này sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn để sinh trưởng, phân hủy các chất hữu cơ thành CO2 và H2O. Từ đó làm giảm nồng độ ô nhiễm.
  • Module MBR: cung cấp một lượng vi sinh vật cần thiết để để khử BOD, COD, N, P,… có trong nước. Nước thải sẽ được bơm qua màng lọc MBR. Tại đây, vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng.
  • Nước thải sau khi qua module MBR vẫn còn tồn tại một lượng vi sinh vật gây bệnh. Để xử lý triệt để, tiến hành châm thêm hóa chất khử trùng trên đường ống trước khi xả thải ra môi trường.
  • Nước sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT cột B để xả ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm công nghệ MBR

  • Xử lý hiệu quả cao các thành phần ô nhiễm. Hệ thống có thể hoạt động ở nồng độ MLSS cao, do đó khả năng xử lý được nâng cao.
  • Tiết kiệm diện tích do thiết kế bể xử lý theo nguyên tắc hợp khối. Màng lọc MBR tích hợp nhiều quá trình xử lý (lắng – lọc – khử trùng) nên không cần các công trình đơn vị phía sau đi kèm.
  • Module MBR có thể lắp đặt chìm hoặc nổi và dễ dàng di chuyển, có thể nâng cấp công suất xử lý bằng cách lắp đặt thêm module mà không cần mở rộng bể.
  • Tính tự động hóa cao, không cần bố trí nhiều nhân công vận hành.
  • Hạn chế phát tán mùi hôi và tạo cảnh quan đẹp hài hòa với mặt bằng tổng thể.

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện áp dụng công nghệ màng MBR

Kinh nghiệm thi công các dự án nước thải bệnh viện của WeMe

Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe luôn được quý khách hàng tin tưởng ủng hộ. Chúng tôi đã và đang hợp tác xây dựng, lắp đặt cho nhiều đối tác lớn nhỏ trên cả nước. Các dự án về nước thải y tế tiêu biểu mà chúng tôi đã lắp đặt như:

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện đa khoa Tâm Phúc

  • Loại nước thải: nước thải sinh hoạt và nước thải y tế của bệnh viện.
  • Công suất: 75 m3/ngày.đêm.
  • Yêu cầu chất lượng nước đầu ra: QCVN 28:2010/BTNMT cột B.
  • Chủ đầu tư: Bệnh viện đa khoa Tâm Phúc.
  • Địa điểm thực hiện dự án: Bệnh viện đa khoa Tâm Phúc, 82A Ngô Sĩ Liên, Phường Đức Thắng, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

    Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Tâm Phúc
    Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Tâm Phúc

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải Trung tâm Y tế Quận Thanh Khê

  • Loại nước thải: nước thải sinh hoạt và nước thải y tế của trung tâm.
  • Yêu cầu chất lượng nước đầu ra: QCVN 14:2008/BTNMT cột B.
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu Tư và Thương Mại Quốc Tế Huy Hoàng.
  • Địa điểm thực hiện dự án: K62/32 Hà Văn Tập, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện khoa ngoại Nghệ An 115

  • Loại nước thải: nước thải sinh hoạt và nước thải bệnh viện.
  • Yêu cầu chất lượng nước đầu ra: QCVN 28:2010/BTNMT cột A..
  • Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN 115.
  • Địa điểm thực hiện dự án: Bệnh viện 115, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Đa khoa TTH Quảng Bình

  • Loại nước thải: nước thải sinh hoạt và nước thải bệnh viện.
  • Yêu cầu chất lượng nước đầu ra: QCVN 28:2010/BTNMT cột A..
  • Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN TTH GROUP.
  • Địa điểm thực hiện dự án: Phường Hải Phú, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Sơ lược về nước thải bệnh viện

Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện

Nguồn gốc nước thải bệnh viện bao gồm 2 nguồn thải chính:

  • Nước thải y tế: phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm, các khoa trong bệnh viện.
  • Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà, cán bộ nhân viên từ nhà vệ sinh, hoạt động giặt giũ, ăn uống.

Các thành phần ô nhiễm của nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện chứa các loại vi khuẩn gây bệnh, virus và các loại hóa chất gây nguy hiểm cho môi trường. Các thành phần ô nhiễm chính của nước thải bệnh viện bao gồm:

  • Các chất hữu cơ;
  • Các chất vô cơ;
  • Chất rắn lơ lửng;
  • Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm,…
  • Các mầm bệnh sinh học từ bệnh nhân qua các chất thải;
  • Chất khử trùng, hóa chất từ các chế phẩm điều trị;
  • Và có thể có cả chất phóng xạ.
Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện
Hoạt động khám chữa bệnh làm phát sinh nước thải bệnh viện

So với các loại nước thải khác thì nước thải bệnh viện tính chất đặc trưng khá phức tạp. Do đó cần phải được thu gom và xử lý theo quy định.

Tác động của nước thải bệnh viện chưa qua xử lý đến con người và môi trường

  • Nước thải bệnh viện mang một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh. Do đó nếu không được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây lây nhiễm các mầm bệnh.
  • Làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Các cây trồng, sinh vật thủy sinh như tôm, cá,… sống xung quanh sẽ kém phát triển, thậm chí diễn ra trường hợp chết hàng loạt, gây tác động lớn đến đời sống kinh tế của người dân ở các khu vực lân cận.
  • Làm đất đai ở khu vực xả thải bị nhiễm độc, biến đổi mục đích sử dụng đất theo chiều hướng ngày càng xấu. Vật nuôi nếu tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và được con người tiêu thụ thông qua đường thức ăn vẫn bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm.

Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bệnh viện là gì?

Để đưa ra quyết định xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, cần dựa vào 3 yếu tố chính (3E):

  • Môi trường (Environment): Nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn đầu ra theo quy định.
  • Kỹ thuật (Engineering): Công nghệ xử lý, quy mô thiết kế phù hợp với đặc thù của nước thải.
  • Kinh tế (Economic): Chi phí xây dựng, vận hành, bảo dưỡng phải hợp lý và tiết kiệm.

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện truyền thống

Hiện nay, hầu hết công trình xử lý nước thải bệnh viện thường thiết kế gồm các bể xử lý như sau:

  • Bể điều hòa: Nước thải sau khi tách rác và dầu mỡ được đưa đến bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ.
  • Cụm bể sinh học và bể lắng: Loại bỏ các chất hữu cơ và cặn lơ lửng. Bể sinh học được làm thoáng bởi máy thổi khí. Đồng thời bùn sẽ được tuần hoàn để duy trì mật độ sinh khối.
  • Bể khử trùng: Nước thải được sục khí chlorine để khử trùng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Năng lực của công ty và lợi ích khi khách hàng lựa chọn công ty

Nhiều năm gần đây, Nhà nước đã liên tục xử lý những vi phạm hành chính về hệ thống xử lý nước thải không đáp ứng những quy định ban hành. Chính vì thế, các bệnh viện, cơ sở y tế cần lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả để không gặp những rắc rối này.

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm trong công tác thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải, WeMe sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Với đội ngũ nhân viên giàu năng lực và kinh nghiệm của WeMe, chúng tôi đảm bảo sẽ luôn làm hài lòng quý khách hàng. WeMe luôn hoạt động với phương châm đặt niềm tin của khách hàng lên hàng đầu.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được giải đáp và tư vấn tận tình. WeMe luôn hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng.

WeMe

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) : 0845.653.007
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) : 0847.653.007
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) : 0824.653.007
0906653007