Xử lý nước thải dệt nhuộm

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm sử dụng công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả cao, có thể tái sử dụng nước đầu ra, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Thêm vào giỏ hàng

Chi tiết sản phẩm

Dệt nhuộm là ngành đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì ngành công nghiệp này cũng có nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết, đặc biệt là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Để đảm bảo tính phát triển bền vững, các doanh nghiệp sản xuất cần trang bị hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho nhà xưởng của mình.

Xử lý nước thải dệt nhuộm

Tính cấp thiết của việc xử lý nước thải dệt nhuộm

Quá trình sản xuất của ngành dệt nhuộm trải qua rất nhiều công đoạn. Thành phần nước thải tùy thuộc vào đặc tính của vật liệu được nhuộm, thuốc nhuộm và các chất phụ gia. Nước thải dệt nhuộm có thành phần, lưu lượng khá phức tạp, gồm 4 loại ô nhiễm chính sau:

  • Ô nhiễm hữu cơ
  • Ô nhiễm hóa học và kim loại nặng
  • Ô nhiễm do độ màu
  • Ô nhiễm do các tạp chất cơ học

Vậy nên, để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và tránh các vấn đề pháp lý thì các cơ sở sản xuất ngành dệt nhuộm cần phải có biện pháp xử lý nước thải phát sinh hiệu quả trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. 

Nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm môi trường
Nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm môi trường

Vấn đề cần lưu ý khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

  • Nước thải dệt nhuộm có tính chất rất phức tạp. Do đó, hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cần tích hợp nhiều công trình khác nhau như: bể keo tụ tạo bông, bể hiếu khí, bể sinh học màng vi lọc,… để có thể mang lại hiệu quả xử lý cao nhất.
  • Loại nước thải này có nhiệt độ cao. Vì vậy, cần phải lắp đặt tháp giải nhiệt hoặc giàn mưa để làm giảm nhiệt độ trước khi qua các công trình xử lý khác.

Công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

Dưới đây là sơ đồ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm được đề xuất bởi WeMe

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Thuyết minh sơ đồ công nghệ: 

  • Nước thải từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom chảy vào hố thu. Song chắn rác thô đặt trước hố thu nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt.
  • Tại tháp giải nhiệt, luồng nước nóng xả đều trên bề mặt tấm tản nhiệt. Thông qua luồng không khí và hơi nước nóng luân chuyển tiếp xúc với nhau, nước nóng và luồng không khí sản sinh trao đổi nhiệt với nhau, đồng thời nước nóng bị bốc hơi. Hơi nước nóng hòa vào trong không khí. Sau đó nước nóng được giải nhiệt chảy xuống bể điều hòa.
  • Bể điều hòa có chức năng ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải. Trong bể điều hòa, nước thải được xáo trộn liên tục nhờ hệ thống thổi khí giúp ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn, sinh ra mùi khó chịu. 
  • Cụm keo tụ, tạo bông: Châm vào bể các hóa chất điều chỉnh pH, chất keo tụ, trợ keo tụ. Trong điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình keo tụ, hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp thể tích bể, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn lớn hơn.
  • Nước thải từ bể keo tụ tạo bông được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng hóa lý. Các bông cặn được lắng theo phương pháp lắng trọng lực. 
  • Bể aerotank hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục nhờ hệ thống sục khí. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới. Một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm.
  • Module MBR: Cung cấp một lượng vi sinh vật cần thiết để để khử BOD, COD, N, P… có trong nước. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải để làm dinh dưỡng đồng thời các chất hữu cơ đó sẽ được phân giải thành hợp chất đơn giản hơn.
  • Nước thải sau đó sẽ được bơm qua màng lọc MBR. Tại đây, vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn được giữ lại trên bề mặt màng. Chỉ có nước sạch mới qua được màng. Nước sạch sẽ được bơm hút ra ngoài mà không cần qua bể lọc và khử trùng. Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng.
  • Nước thải sau xử lý đã đạt QCVN 13-MT : 2015/BTNMT để xả ra nguồn tiếp nhận.

Quy trình thực hiện dự án của WeMe

Dưới đây quy trình thực hiện dự án xử lý nước thải dệt nhuộm của WeMe:

Bước 1: Tính toán, khảo sát tính chất, lưu lượng nước thải;

Bước 2: Khảo sát mặt bằng dùng để thi công, lắp đặt hệ thống;

Bước 3: Xác định yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra;

Bước 4: Lên phương án sơ đồ công nghệ xử lý;

Bước 5: Phát họa mặt bằng tổng thể;

Bước 6: Đưa phương án cho chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư đồng ý, WeMe sẽ tiến hành thi công hệ thống xử lý;

Bước 7: Kiểm tra và nghiệm thu công trình.

Khảo sát hệ thống xử lý nước thải

Cam kết của WeMe

Đội ngũ kỹ sư của WeMe có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước thải. WeMe luôn sẵn lòng hỗ trợ và hợp tác với khách hàng trên khắp cả nước, với phương châm “Khách hàng hài lòng, WeMe sẵn lòng”.

WeMe xin cam kết:

  • Áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất để đem lại hiệu quả cao;
  • Đảm bảo về chất lượng công trình cũng như hiệu quả đầu ra;
  • Tiến độ thực hiện, hoàn thành dự án đúng với hợp đồng;
  • Hỗ trợ đào tạo vận hành giai đoạn đầu;
  • Bảo hành, bảo trì hệ thống khi có sự cố;
  • Tư vấn, giải đáp các thắc mắc 24/7.

Công ty Cổ phần Năng lượng WeMe

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ xử lý nước thải dệt nhuộm của WeMe, vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY. WeMe sẽ liên hệ lại sớm nhất để tư vấn và giải đáp các thắc mắc. Được đồng hành cùng quý khách hàng là niềm vinh hạnh cho WeMe chúng tôi.

 

WeMe
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME
Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) : 0845.653.007
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) : 0847.653.007
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) : 0824.653.007
0906653007