ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

Lập ĐTM nhà máy chế biến thủy sản
Lập ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

Nhờ ưu thế về mặt địa lý, đường bờ biển dài, điều kiện thủy văn thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến, xuất khẩu thủy sản, các cơ sở chế biến thủy sản trong nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đi song song với đó là các vấn đề môi trường. Vậy chất thải của các quá trình chế biến thủy sản và việc lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhà máy chế biến thủy sản sẽ như thế nào? Hãy cùng WeMe tìm hiểu qua bài viết này để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này nhé!

Giới thiệu chung về nhà máy chế biến thủy sản

Nhà máy chế biến thủy sản

Ngành chế biến thủy sản, chế biến thủy sản thành sản phẩm, sau đó đóng gói và bắt đầu quy trình đưa sản phẩm tới tay người dùng, gồm:

  • Tiếp nhận, kiểm tra chất lượng, số lượng thủy sản;
  • Phân loại thủy sản;
  • Chế biến thủy sản theo quy trình;
  • Đóng gói, bảo quản;
  • Vận chuyển đi tiêu thụ.

Nhà máy chế biến thủy sản là nơi diễn ra quá trình chế biến thủy sản, từ khâu tiếp nhận đầu vào đến lúc ra thành phẩm. Trong nhà máy chế biến thủy sản sẽ có các máy móc thiết bị và nhân lực phục vụ cho việc chế biến và bảo quản thủy sản.

Các loại chất thải có thể phát sinh

Hiểu đơn giản, “chất thải” là tập hợp tất cả những gì không còn giá trị sử dụng và bị đào thải.

Chế biến thủy sản là một trong những ngành có lượng chất thải đứng top đầu của Việt Nam, cụ thể là:

  • Chất thải rắn: những bộ phận của thủy sản bị cắt bỏ khi sơ chế/chế biến như: đầu, vỏ tôm, nội tạng cá,…
  • Chất thải lỏng: gồm nước thải trong quá trình chế biến như rửa nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, máy móc,… và nước thải sinh hoạt của lao động trong nhà máy.
  • Khí thải và mùi: sinh ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong thủy sản.
Các loại chất thải có thể phát sinh trong nhà máy chế biến thủy sản
Các loại chất thải có thể phát sinh trong nhà máy chế biến thủy sản

Giới thiệu về ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

Giới thiệu chung về hồ sơ môi trường ĐTM

ĐTM – tên đầy đủ của Báo cáo đánh giá tác động môi trường là:

  • Thủ tục môi trường, được quy định cụ thể theo Luật môi trường.
  • Hồ sơ doanh nghiệp cần thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, nói dễ hiểu là giai đoạn dự án đang xin giấy phép, thủ tục liên quan để đầu tư.

Đối tượng cần lập ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

Cùng là nhà máy chế biến thủy sản, nhưng sẽ có 2 loại hồ sơ doanh nghiệp có thể cần thực hiện trong giai đoạn xin đầu tư:

  • Đánh giá tác động môi trường,
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Vậy những trường hợp nào cần lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản?

  • Các nhà máy chế biến thủy sản có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
  • Các nhà máy chế biến thủy sản có công suất từ 100 đến dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm sẽ thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường

Xem thêm về hồ sơ Kế hoạch bảo vệ môi tường

Sự khác nhau giữa ĐTM nhà máy chế biến thủy sản và các ngành nghề khác

Về cơ bản, nội dung chính của các ĐTM tương tự như nhau.

Tuy nhiên, lập báo cáo ĐTM của các ngành nghề khác nhau sẽ có khác nhau nhất định về phần nội dung đánh giá chi tiết, sẽ phụ thuộc vào các tiêu chí cơ bản sau:

  • Công suất;
  • Nguyên liệu đầu vào, mặt hàng thành phẩm;
  • Công nghệ, máy móc sử dụng;
  • Vị trí xây dựng của nhà máy;
  • Nguồn chất thải, thành phần chất thải;

Quy trình lập và phê duyệt ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

Quy trình lập hồ sơ

Tổng quan sẽ gồm có các bước chính sau

  • Lên phương án đánh giá các chỉ tiêu liên quan;
  • Lấy mẫu, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu theo quy định của Luật Môi Trường;
  • Thu thập, xây dựng các bảng/biểu đồ liên quan;
  • Công tác tham vấn cơ quan chức năng, tham vấn cộng đồng;
  • Tổng hợp thông tin và lập hồ sơ.

Quy trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ

Đơn vị có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt sẽ được xác định theo quy mô cụ thể của dự án, có thể là:

  • Sở Tài nguyên và Môi trường;
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Và các cơ quan được ủy quyền liên quan.

Các thông tin khác liên quan đến ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

Các thông tin khác như:

  • Thành phần hồ sơ xin thẩm định;
  • Thời gian hiệu lực của hồ sơ;
  • Chi phí lập hồ sơ;
  • Lợi ích, vấn đề doanh nghiệp sẽ gặp nếu thực hiện/không thực hiện ĐTM.

Thông tin về WeMe

WeMe đơn vị chuyên tư vấn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản và các loại hồ sơ, thủ tục môi trường khác.

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ chính liên quan đến công tác môi trường:

  • Tư vấn thực hiện Hồ sơ, thủ tục môi trường;
  • Cung cấp hệ thống xử lý nước thải, nước cấp cho các ngành nghề với công suất khác nhau;
  • Cung cấp dịch vụ thiết kế chi tiết hệ thống xử lý nước thải;
  • Các chế phẩm sinh học, thiết bị phục vụ xử lý nước thải.

Chúng tôi cam kết:

  • Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của khách hàng đúng theo quy định của pháp luật;
  • Hoàn thành đúng với tiến độ đề ra;
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7 khi có vấn đề.

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

Qúy khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY. WeMe sẽ liên hệ sớm nhất có thể để tư vấn và giải đáp các câu hỏi. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm tự hào cho WeMe chúng tôi.

Công ty Cổ phần Năng lượng WeMe

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Chuyên viên tư vấn : 0906.653.007

 

0906653007