Luật Bảo vệ môi trường 2020 có gì đổi mới về các loại hồ sơ môi trường?

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có gì đổi mới về các loại hồ sơ môi trường?
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có gì đổi mới về các loại hồ sơ môi trường?

Ngày 17/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường. Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm 16 chương, 171 điều. Trong bài viết này, hãy cùng WeMe tìm hiểu xem Luật Môi trường 2020 có gì mới so với Luật Môi trường 2014 về các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có và những thuận lợi, khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng luật mới.

Quy định về các loại hồ sơ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường 2014

Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc Hội thông qua ngày 23/06/2014; quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người trong bảo vệ môi trường.

Luật Môi trường 2014 quy định các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có như sau:

Theo đó, một dự án phải thực hiện nhiều loại hồ sơ chồng chất nhau. Ví dụ như, sau khi hồ sơ đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường được cấp phép phê duyệt và đi vào giai đoạn vận hành thử nghiệm, doanh nghiệp cần phải thực hiện thêm báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường để trình cơ quan quản lý môi trường kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức.

Đây là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành luật về môi trường trong quá trình hoạt động của dự án. Báo cáo này đã chứng minh rằng doanh nghiệp đủ điều kiện để hoạt động chính thức. Tuy nhiên, để được xả nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp còn cần phải lập thêm giấy phép xả thải nhằm xác nhận nguồn nước thải đó đã được xử lý đạt yêu cầu theo quy định.

Đổi mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 về các loại hồ sơ

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có những đổi mới, tích hợp một số loại hồ sơ vào làm một để giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp:

  • Bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước, xả nước thải vào các công trình thủy lợi.
  • Tích hợp một số giấy phép liên quan đến chất thải và nhập khẩu phế liệu theo Luật Môi trường 2014 và các luật khác có liên quan thành loại hồ sơ mới gọi là giấy phép môi trường.

So sánh Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Luật Bảo vệ môi trường 2020

Vậy Luật Môi trường 2020 có gì mới so với Luật Môi trường 2014 về các loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần có?

Bảng: So sánh Luật Môi trường 2020 và Luật Môi trường 2014 về các loại hồ sơ

Hồ sơ Luật Môi trường 2014 Luật Môi trường 2020
Đánh giá tác động môi trường Thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án

 

Giữ lại. Thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án

 

Kế hoạch bảo vệ môi trường Thực hiện trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Bãi bỏ
Đề án bảo vệ môi trường Thực hiện khi dự án đã đi vào hoạt động Giữ lại. Thực hiện khi dự án đã đi vào hoạt động
Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường Thực hiện trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức Bãi bỏ và tích hợp vào giấy phép môi trường
Giấy phép xả thải, gia hạn giấy phép xả thải Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức Bãi bỏ và tích hợp vào giấy phép môi trường
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức Bãi bỏ và tích hợp vào giấy phép môi trường
Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức Bãi bỏ và tích hợp vào giấy phép môi trường
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức Bãi bỏ và tích hợp vào giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường Không có Thực hiện đối với dự án có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường hoặc phát sinh chất thải nguy hại khi đi vào vận hành chính thức
Đăng ký môi trường Không có Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức. Đây là hồ sơ bổ sung cho giấy phép môi trường. Dự án có phát sinh chất thải nhưng không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thì phải làm hồ sơ đăng ký môi trường
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức, định kỳ hàng năm Giữ lại. Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức, định kỳ hàng năm
Báo cáo tình hình xả thải vào nguồn nước Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức, định kỳ hàng năm Giữ lại. Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức, định kỳ hàng năm
Giấy phép khai thác nước dưới đất Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức Giữ lại. Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức
Giấy phép khai thác nước mặt Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức Giữ lại. Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức
Quan trắc môi trường định kỳ Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức Giữ lại. Thực hiện trong giai đoạn vận hành chính thức

Những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện hồ sơ môi trường theo luật mới

Dưới đây là một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có theo Luật Bảo vệ môi trường 2020:

  • Thuận lợi: Việc bãi bỏ và tích hợp một số loại hồ sơ sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
  • Khó khăn: Việc áp dụng luật mới yêu cầu các thủ tục, hồ sơ khác với trước kia có thể dẫn đến sự thay đổi về một số hồ sơ vốn có trước đó của doanh nghiệp (phải bổ sung, lập lại,…). Ngoài ra, các thủ tục mới cũng có thể dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện do chưa nắm rõ thông tin và cần có thời gian để tìm hiểu kỹ hơn.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực khi nào?

Luật Bảo vệ Môi trường 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022; riêng tại Khoản 3 Điều 29 của Luật này có hiệu lực thi hành từ 01/02/2021.

Đối với các nghị định quy định chi tiết và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Môi trường 2020 chỉ đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện dự thảo. Do đó chưa có thông tin về thời điểm chính thức có hiệu lực.

Luật Môi trường 2020 chính thức có hiệu lực vào ngày 01.01.2022
Luật Môi trường 2020 chính thức có hiệu lực vào ngày 01.01.2022

Tại sao doanh nghiệp không nên thực hiện hồ sơ môi trường giai đoạn này?

Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có hiệu lực. Tuy nhiên, đây không phải là thời điểm thuận lợi để các doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ môi trường bởi các nguyên nhân sau:

  • Các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật mới chỉ có bản dự thảo, chưa được ban hành chính thức.
  • Đây là giai đoạn chuyển giao giữa luật cũ và luật mới nên dễ phát sinh nhiều thay đổi, chưa thống nhất, dẫn đến hồ sơ của doanh nghiệp có thể không có hiệu lực và phải làm lại hồ sơ.
  • Bên cạnh đó, quá trình xét duyệt hồ sơ có thể kéo dài, dẫn đến nhiều vấn đề bất lợi khác như: nhân lực, chi phí, thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp,…

Thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp tiến hành thực hiện hồ sơ môi trường theo luật mới

Từ những bất lợi nên trên, các doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện hồ sơ sau khi các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020 được chính thức ban hành.

WeMe – Đơn vị chuyên thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp

WeMe là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường bao gồm xử lý nước thải và hồ sơ môi trường.

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

Đội ngũ tư vấn viên của WeMe luôn tích cực cập nhật các thông tin, quy định mới về Luật Bảo vệ môi trường 2020 để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp trong vấn đề hồ sơ môi trường. Quý khách hàng nếu có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY hoặc gọi theo số điện thoại bên dưới. WeMe sẽ tư vấn và giải đáp các thắc mắc một cách chi tiết nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Chuyên viên tư vấn : 0859.653.007
0906653007