Xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải là một hạng mục công trình bắt buộc nằm trong một số loại hồ sơ môi trường đối với các doanh nghiệp để được phép kinh doanh. Nhiều chủ đầu tư đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề nước thải của mình thường hay thắc mắc về chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt là bao nhiêu, công nghệ nào là tốt nhất để mang lại hiệu quả xử lý cao và tối ưu nhiều vấn đề khác cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, WeMe sẽ giải đáp các vấn đề trên bằng cách đưa ra giải pháp công nghệ với nhiều ưu điểm vượt trội và thông tin báo giá hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt từ chúng tôi.

WeMe – Đơn vị chuyên thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

WeMe là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường. Chúng tôi tự hào đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong nước để tìm kiếm giải pháp về vấn đề nước thải. Hiện tại, đối với hệ thống có công suất lớn, WeMe vẫn sẽ áp dụng các phương pháp truyền thống sao cho phù hợp với tính chất và lưu lượng nước thải. Ngược lại, khi công suất xử lý nhỏ (< 80 m3/ngày.đêm), WeMe sẽ ưu tiên sử dụng module MBR để mang lại hiệu quả cao và tối ưu nhiều yếu tố khác.

Xem thêm một số dự án tiêu biểu của WeMe TẠI ĐÂY.

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

Quý khách hàng có nhu cầu thi công, lắp đặt hay nhận báo giá hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với WeMe. Chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp các vấn đề một cách tận tình và báo giá chi tiết nhất. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm vinh hạnh cho WeMe chúng tôi.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Một số tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý

Dưới đây là một số tiêu chí mà các chủ đầu tư nên cân nhắc để có thể lựa chọn được công nghệ phù hợp áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của mình:

  • Tính chất nước thải: Mỗi ngành nghề sẽ phát sinh nước thải với tính chất khác nhau. Và tương ứng với mỗi loại nước thải sẽ có công nghệ xử lý phù hợp;
  • Hiệu quả xử lý của công nghệ: Đảm bảo các thông số ô nhiễm đạt yêu cầu xả thải theo quy chuẩn quốc gia;
  • Phù hợp với đặc điểm địa hình và khả năng chịu tải, tự làm sạch của nguồn tiếp nhận;
  • Tiết kiệm diện tích xây dựng: Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến sẽ tối ưu được giai đoạn xử lý → tiết kiệm diện tích xây dựng các công trình đơn vị hơn rất nhiều so với công nghệ truyền thống;
  • Quản lý, vận hành, bảo dưỡng phù hợp với năng lực của đơn vị đầu tư;
  • Chi phí đầu tư hợp lý, nằm trong khả năng cho phép của chủ đầu tư;
  • An toàn, thân thiện với môi trường;
  • Dễ dàng nâng công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai;
  • Tiết kiệm năng lượng, có khả tái sử dụng nước thải, bùn thải.

Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

Công nghệ AAO

AAO là viết tắt của Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (yếm khí) – Oxic (hiếu khí). AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Dưới tác dụng phân giải các chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường. Công nghệ AAO được ứng dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao của một số ngành như: chế biến thủy hải sản; sản xuất bánh kẹo, thực phẩm,… Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của công nghệ AAO trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Xử lý triệt để các chất ô nhiễm
  • Quá trình vận hành đơn giản, ổn định
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Tuổi thọ công trình lớn
  • Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hiệu quả xử lý của vi sinh, khả năng lắng của bùn hoạt tính, nhiệt độ, pH, nồng độ bùn, tải trọng đầu vào,…
  • Cần diện tích xây dựng lớn
  • Quy trình xử lý phức tạp
  • Yêu cầu duy trì nồng độ bùn ở mức ổn định
  • Bắt buộc phải khử trùng nước đầu ra
Công nghệ AAO trong xử lý nước thải (Nguồn: researchgate)
Công nghệ AAO trong xử lý nước thải (Nguồn: researchgate)

Công nghệ sinh học hiếu khí aerotank

Phương pháp này dựa vào hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Nhờ đó, các chất bẩn được tách khỏi nước thải. Một số ưu điểm và nhược điểm của bể aerotank trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất
  • Hiệu suất xử lý cao
  • Loại bỏ đến 97 % chất rắn lơ lửng
  • Có khả năng ổn định bùn
  • Giảm thiểu mùi hôi

 

  • Yêu cầu cao về chuyên môn để có thể vận hành, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bể
  • Tiêu tốn nhiều năng lượng
  • Tạo nhiều bùn
  • Không có khả năng loại bỏ chất dinh dưỡng

Bể aerotank

Công nghệ SBR

Sequencing Batch Reactor (SBR): Bể phản ứng theo mẻ là dạng công trình xử lý nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính, nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra gián đoạn trong cùng một kết cấu. Công nghệ SBR rất phù hợp với các xí nghiệp sản xuất hóa chất, dệt nhuộm, giấy, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm,… có quy mô vừa và nhỏ. Một số ưu điểm và nhược điểm của công nghệ SBR trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Ít tốn năng lượng
  • Không cần xây dựng bể lắng 1, lắng 2, aerotank hay thậm chí là cả bể điều hòa
  • Chế độ hoạt động có thể thay đổi theo nước đầu vào nên rất linh động
  • Giảm được chi phí do giảm thiểu nhiều loại thiết bị so với qui trình cổ điển
  • Kiểm soát quá trình khó, đòi hỏi hệ thống quan trắc các chỉ tiêu tinh vi, hiện đại
  • Bảo trì, bảo dưỡng khó khăn
  • Nước đầu ra có thể cuốn theo bùn khó lắng, váng nổi
  • Hệ thống thổi khí dễ bị nghẹt bùn do không rút bùn
  • Nếu các công trình phía sau chịu sốc tải thấp thì phải có bể điều hòa phụ trợ
Công nghệ SBR trong xử lý nước thải (Nguồn: Aeration Industries)
Công nghệ SBR trong xử lý nước thải (Nguồn: Aeration Industries)

Công nghệ MBBR

Moving Bed Biofilm Reactor (MBBR) là quá trình sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển. Đây là sự kết hợp giữa aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí. Công nghệ MBBR có thể ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ từ các ngành nghề: y tế, thủy hải sản, sản xuất chế biến thực phẩm, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm,… Một số ưu điểm và nhược điểm của công nghệ MBBR trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tiết kiệm năng lượng
  • Tiết kiệm diện tích
  • Dễ vận hành và nâng cấp
  • Mật độ vi sinh cao -> diện tích bể nhỏ hơn và hiệu quả xử lý cao hơn
  • Cần phải có các công trình lắng, lọc phía sau
  • Chất lượng bám của vi sinh vật phụ thuộc vào chất lượng giá thể
  • Giá thể rất dễ vỡ sau một thời gian sử dụng
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR (Nguồn: Wastewater treatment)
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR (Nguồn: Wastewater treatment)

Công nghệ MBR

Membrane Bioreactor (MBR) là sự kết hợp giữa vi sinh trong bể bùn hoạt tính lơ lửng và công nghệ màng lọc sợi rỗng trong xử lý nước thải. Công nghệ MBR có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau, đặc biệt là bệnh viện, khách sạn, các cao ốc văn phòng và các công trình cải tạo nâng cấp không có diện tích đất dự trữ. Một số ưu điểm và nhược điểm của công nghệ MBR trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Đây là công nghệ mới, có khả năng loại bỏ gần như triệt để các chất ô nhiễm
  • Hiệu suất xử lý tăng 20 – 30 % do hoạt động ở nồng độ bùn cao
  • Tiết kiêm diện tích do không cần xây dựng bể lắng, lọc, khử trùng
  • Chất lượng nước thải đầu ra tốt và có thể tái sử dụng
  • Có thể sử dụng được cho bể hiếu khí và kị khí
  • Có thể thiết kế thành dạng module để áp dụng cho nhiều quy mô
  • Cần vệ sinh màng lọc thường xuyên để tránh trường hợp tắc nghẽn
  • Phải sử dụng hóa chất để làm sạch màng (định kỳ 6 – 12 tháng)
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBR (Nguồn: Wastewater treatment)
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBR (Nguồn: Wastewater treatment)

Các mức xử phạt nếu không xử lý nước thải sinh hoạt

Theo Điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ – CP, hành vi xả thải vượt QCVN về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày;
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày đến dưới 10 m³/ngày;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày đến dưới 20 m³/ngày;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày đến dưới 40 m³/ngày;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày đến dưới 60 m³/ngày;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày đến dưới 80 m³/ngày;

Tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ có các mức phạt tiền khác nhau. Mức độ vi phạm càng nặng thì số tiền sẽ càng lớn và con số này có thể lên tới hàng trăm hoặc thậm chí hàng tỷ đồng. Đi kèm với đó là các mức phạt bổ sung như tước giấy phép kinh doanh, khắc phục hậu quả môi trường gây ra, truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đối với các doanh nghiệp là cực kỳ cần thiết nếu muốn đảm bảo phát triển, sản xuất, kinh doanh lâu dài.

Báo giá hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt từ WeMe

Để giải đáp cho câu hỏi chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt (trong giai đoạn đầu tư hệ thống) của nhiều khách hàng, WeMe xin đưa ra các báo giá hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của chúng tôi như sau. Một điều lưu ý là công suất càng lớn thì chi phí đầu tư cho 1m3 nước thải sẽ càng thấp.

Bảng 2: Báo giá hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt từ WeMe

STT Công suất Giá tham khảo Ghi chú
1 Công suất 5m3 218.300.000 đồng Chi phí (đã bao gồm 8% VAT) gồm trọn gói, cụ thể:
  • Module MBR tích hợp;
  • Bể chứa nước thải;
  • Chi phí thiết bị;
  • Chi phí vận chuyển, lắp đặt;
  • Chi phí phân tích mẫu;
  • Bảo hành, bảo trì hệ thống;
  • Chi phí đào tạo vận hành;
2 Công suất 10m3 253.600.000 đồng
3 Công suất 15m3 305.500.000 đồng
4 Công suất 20m3 337.000.000 đồng
5 Công suất 25m3 475.800.000 đồng
6 Công suất 30m3 524.800.000 đồng
7 Công suất 35m3 546.400.000 đồng
8 Công suất 40m3 599.900.000 đồng

Về phần chi phí duy trì hệ thống chỉ khoảng 2.500 đồng/m3 nước thải. Hồ sơ báo giá hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của WeMe gồm các danh mục chi phí cụ thể, bản vẽ sơ bộ hệ thống, bản vẽ sơ đồ công nghệ, thuyết minh sơ đồ công nghệ dùng cho dự án. Ngoài ra, WeMe còn hỗ trợ lắp đặt đối với hệ thống có công suất trên 40m3. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận báo giá chi tiết nhất.

Các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (từ trái sang phải: bể điều hòa, bể anoxic, bể aerotank, module MBR)

Tham khảo thêm cách tính lưu lượng nước thải tại bài viết: Hướng dẫn tính toán lưu lượng nước thải sinh hoạt cho 1.000 công nhân.

Giải pháp công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả, tiết kiệm từ WeMe

WeMe đưa ra giải pháp bằng cách áp dụng công nghệ màng lọc MBR vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồ công nghệ

Thuyết minh:

  • Hố thu gom: Nước thải sinh hoạt sau khi tách rác, dầu mỡ được tập trung về hố thu gom trước khi đưa vào hệ thống xử lý. Việc tách rác và dầu mỡ nhằm loại bỏ rác thải, cặn thô như: bao bì nilong, giấy, lá cây, mảnh thủy tinh, sỏi đá,… để tránh gây tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình vận hành, bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn.
  • Bể điều hòa: Tiến hành cấp khí để xáo trộn nước thải, tránh hiện tượng lắng cặn, phân hủy kỵ khí gây mùi hôi. Bể điều hòa có chức năng điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải ở mức ổn định. Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể anoxic. 
  • Bể anoxic: Tại đây diễn ra quá trình chuyển hóa P, khử NO3 thành N2 tự do bay ra ngoài không khí. Nồng độ P và N trong nước thải giảm xuống mức cho phép. Sau đó, nước thải tự chảy qua bể aerotank.
  • Bể aerotank: Loại bỏ chất hữu cơ nhờ vào hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn thức ăn để sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối. Các chất hữu cơ được phân hủy thành các hợp chất có mạch đơn giản hơn. Bể aerotank được cấp khí liên tục nhờ hệ thống máy thổi khí và đĩa phân phối khí lắp đặt dưới đáy bể.
  • Module MBR: Cấu tạo gồm các tấm màng lọc phẳng song song, đặt ngập trong bể hiếu khí. Tại đây tiếp tục diễn ra quá trình xử lý hiếu khí. Màng MBR có kích thước vi lọc nên bùn, vi sinh vật, chất rắn lơ lửng,… sẽ được giữ lại và chỉ có nước sạch được phép đi qua.
  • Sau khi qua hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải đã đạt QCVN 14:2008/BTNMT để xả ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

MBR là công nghệ tiên tiến được WeMe áp dụng để thiết kế, chế tạo thành module xử lý nước thải. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của WeMe đã được nhiều doanh nghiệp trong nước tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Thiết kế nhỏ gọn, phù hợp để lắp đặt cho những nơi không có nhiều diện tích;
  • Hệ thống được chế tạo sẵn, thay thế cho công trình bê tông truyền thống nên quá trình lắp đặt rất nhanh, có thể đưa vào sử dụng ngay và cực kỳ linh hoạt trong quá trình tháo lắp, di dời;
  • Tăng hiệu quả xử lý sinh học 10 – 30% do MLSS tăng 2 – 3 lần so với aerotank truyền thống;
  • Công nghệ MBR cho chất lượng nước đầu ra vượt trội. Nước sau xử lý có độ trong cao và có thể tái sử dụng cho các hoạt động khác như tưới cây, rửa xe, rửa đường;
  • Module MBR làm nhiệm vụ cho cả bể lắng, lọc, khử trùng. Do đó không cần xây dựng các bể này, giúp tiết kiệm diện tích và chi phí;
  • Hệ thống vận hành tự động, an toàn, dễ quản lý do có ít công trình đơn vị;
  • Thuận lợi khi nâng cấp công suất bằng cách ghép thêm module khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô.
Chất lượng nước thải đầu ra có độ trong cao và có thể tái sử dụng
Chất lượng nước thải đầu ra có độ trong cao và có thể tái sử dụng

Thành phần của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân. Nước thải sinh hoạt có các nguồn thải như sau:

  • Nước thải đen: Nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh;
  • Nước thải xám: Nhiễm bẩn do các hoạt động tắm giặt, nấu nướng, rửa thức ăn, rửa chân tay, lau sàn, rửa xe,…

Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm:

  • 52% các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Chất hữu cơ bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%), carbohydrate (40 – 50%) và các chất béo (5 – 10%);
  • 48% thành phần vô cơ;
  • Một lượng lớn vi sinh vật, vi trùng gây bệnh nguy hiểm. 
Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường
Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường

Bảng 1: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý so với QCVN 14:2008/BTNMT

Các chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ QCVN 14:2008/BTNMT
Nhẹ Trung bình Nặng Cột A Cột B
BOD5 (20oC) mg/L 110 220 400 30 50
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 100 220 350 50 100
Tổng chất rắn hòa tan mg/L 250 500 850 500 1.000
Sunfua mg/L 20 30 50 1.0 4.0
Amoni (tính theo N) mg/L 12 25 50 5 10
Dầu mỡ động, thực vật mg/L 50 100 150 10 20
Phosphat (tính theo P) mg/L 4 8 15 6 10
Tổng Coliforms MPN/100 mL 106-107 107-108 107-109 3.000 5.000

Qua bảng trên, ta có thể thấy, các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đều vượt quá giá trị cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT. Nếu không được xử lý sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, sức khỏe con người và những rắc rối về vấn đề pháp lý. Do đó, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là việc làm vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp có phát sinh loại hình nước thải này.

Các ngành nghề phát sinh nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con người. Do đó, bất kể nơi nào có hoạt động của con người thì nơi đó đều phát sinh nước thải sinh hoạt. Tại các nhà máy, khu công nghiệp có số lượng lớn công nhân viên thì vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt càng phải được quan tâm hơn bao giờ hết. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của WeMe có thể áp dụng để xử lý nước thải cho các ngành nghề như:

WeMe - Logo

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) : 0845.653.007
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) : 0847.653.007
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) : 0824.653.007
0906653007