Xử lý nước thải trường học

Hệ thống xử lý nước thải trường học áp dụng công nghệ MBR mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm được chi phí và khả năng tái sử dụng nước đầu ra tốt. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết nhất.

Thêm vào giỏ hàng

Chi tiết sản phẩm

Hiện nay, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trường học là vô cùng cần thiết. Nguyên nhân là do số lượng các trường học ngày càng tăng đã tạo ra một sức ép lớn lên môi trường khi lượng nước thải phát sinh ngày càng nhiều và hầu như chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nắm bắt được thực trạng trên, WeMe đã tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ở trường học áp dụng công nghệ lọc màng MBR, đem lại hiệu quả cao và chất lượng nước đầu ra đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT. Hãy cùng WeMe tìm hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý trên qua một số thông tin sau đây.

Tổng quan về nước thải trường học

Nguồn gốc phát sinh nước thải trường học

Tùy thuộc vào quy mô trường học (số lượng học sinh/giáo viên/cán bộ/công nhân viên), hình thức lưu trú (bán trú/nội trú), hiện trạng trang thiết bị mà lưu lượng nước thải sẽ khác nhau ở mỗi trường. Nhìn chung, nước thải trường học phát sinh từ các nguồn sau:

  • Nước thải từ khu vực bếp, nhà ăn thông qua quá trình sơ chế thực phẩm, dọn rửa dụng cụ nấu nướng, ăn uống,…(nước thải xám).
  • Nước thải từ khu nhà vệ sinh (nước thải đen).
  • Nước thải từ phòng thí nghiệm (chủ yếu khối trung học phổ thông trở lên).
  • Đối với các trường học có nội trú thì sẽ phát sinh thêm lượng nước thải do hoạt động tắm gội, giặt giũ của học sinh.
  • Ngoài ra còn có nước mưa chảy tràn qua mặt bằng cơ sở có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất.

Thành phần và tính chất của nước thải trường học

Nước thải trường học mang đặc trưng của nước thải sinh hoạt. Thành phần chủ yếu bao gồm: các chất hữu cơ như protein (40 – 50%), cacbon hydrat (40 – 50%), tinh bột, đường, xenlulo; các chất béo (5 – 10%); các chất vô cơ (cacbonat, canxi, kali,…). Bên cạnh đó, nước thải trường học còn chứa các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm có khả năng gây bệnh cho nguy hiểm cho con người (lỵ, thương hàn, tả và vi trùng gan).

Ngoài ra, nước thải trường học còn chứa các chất dinh dưỡng nồng độ cao như nitơ (N) và phốt pho (P). Nếu thải trực tiếp ra môi trường sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa, gây chết sinh vật thủy sinh, ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng. 

Tùy thuộc vào nguồn thải, lưu lượng nước mà mỗi khu vực sẽ có thành phần và tính chất nước thải khác nhau. Dưới đây là các thông số ô nhiễm cơ bản và giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt theo QCVN 14:2008/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định:

Bảng 1: Thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và giá trị tối đa cho phép

TT Thông số  Đơn vị  Giá trị nồng độ C
Cột A Cột B
1 pH 5 – 9 5 – 9
2 BOD5 mg/L 30 50
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 50 100
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/L 500 1.000
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/L 1 4
6 Amoni (tính theo N) mg/L 5 10
7 Nitrat (NO3) (tính theo N) mg/L 30 50
8 Dầu mỡ động, thực vật mg/L 10 20
9 Tổng câc chất hoạt động bề mặt mg/L 5 10
10 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/L 6 10
11 Tổng Coliforms MNP/100 mL 3.000 5.000

Cách xác định lưu lượng nước thải phát sinh

Một trong những vấn đề mà các công ty môi trường cũng như khách hàng quan tâm trong một dự án xử lý nước thải là việc xác định lưu lượng nước thải phát sinh thực tế. Vì vậy, chúng tôi xin đưa phương pháp tính toán lưu lượng nước thải tham khảo như sau:

Qtbng.đ = N x qtb x k

Trong đó:

  • Qtbng.đ: lưu lượng nước thải trung bình ngày theo ngày.
  • N: Số lượng người dùng nước.
  • qtb: Tiêu chuẩn cấp nước trung bình cho 1 người (*)
  • k: hệ số chuyển đổi giữa lượng nước thải phát sinh và lượng nước cấp tiêu thụ.

(*) Tiêu chuẩn cấp nước cho 01 giáo viên/học sinh ở trường học là 15 – 20 (L/ngày) (TCVN 4513:1988).

Lưu lượng nước thải trung bình theo giờ: Qtbh = Qtbng.đ/24

Lưu lượng nước thải trung bình theo giây: Qtbs = Qtbng.đ/(24 x 3.600)

Thông tin chi tiết, vui lòng xem thêm tại: Xác định lưu lượng nước thải – WeMe

Các phương pháp xử lý nước thải trường học hiện nay

Trên thị trường có rất nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng trong xử lý nước thải trường học. WeMe xin giới thiệu 03 loại hình công nghệ được ứng dụng phổ biến hiện nay là: công nghệ Aerotank truyền thống, màng lọc sinh học MBR và công nghệ MBBR.

Công nghệ Aerotank truyền thống

Công nghệ Aerotank truyền thống được sử dụng khá phổ biến trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt trong trường học, nhà hàng, khách sạn. Đây là công trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo, sử dụng bùn hoạt tính (loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ). Cụ thể, vi sinh sử dụng chất hữu cơ trong nước thải như một chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Qua đó sinh khối vi sinh ngày càng gia tăng và nồng độ chất ô nhiễm của nước thải giảm xuống. Không khí trong bể Aerotank được tăng cường bằng các thiết bị cấp khí: máy sục khí bề mặt, máy thổi khí,… để giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cung cấp đủ oxy cho vi sinh.

Dù đã ra đời rất lâu (từ 1887 – 1914) nhưng công nghệ Aerotank vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nhờ vào các ưu điểm như:

  • Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
  • Khả năng loại bỏ chất rắn lơ lửng tốt (~ 97%).
  • Phạm vi ứng dụng lớn, thích hợp cho nhiều loại nước thải khác nhau.
  • Vận hành đơn giản, an toàn.

Công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)

Công nghệ MBBR là sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống Aerotank và hệ thống lọc sinh học hiếu khí. Đây là quá trình xử lý nhân tạo thông qua việc sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh bám vào để sinh trưởng và phát triển. Hiện nay, công nghệ MBBR được xem là một sự lựa chọn phù hợp đối với nước thải sinh hoạt từ trường học, khu dân cư, nhà hàng. Với một số ưu điểm như:

  • Khả năng xử lý nitơ vượt trội hơn bể sinh học hiếu khí thông thường.
  • Hiệu quả xử lý các chỉ số như BOD cao, thuận lợi trong quá trình nâng cấp quy mô và công suất của hệ thống.
  • Tiết kiệm diện tích, giảm lượng bùn thải phát sinh.
  • Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất chính là sự phụ thuộc vào lượng vi sinh vật bám vào giá thể cũng như tuổi thọ của giá thể (rất dễ vỡ sau một thời gian sử dụng).

Màng lọc sinh học MBR (Membrane Bio-Reactor)

MBR (Membrane Bio Rector) là công nghệ xử lý mới với sự kết hợp giữ công nghệ màng lọc với công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học hiếu khí. Các màng lọc đặt ngập trong bể sinh học hiếu khí. Nước thải được xử lý bởi các bùn sinh học và bùn này sẽ được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng. Vì thế nâng cao hiệu quả khử cặn lơ lửng trong nước sau xử lý.

Cơ chế hoạt động của màng MBR trong xử lý nước thải sinh hoạt
Cơ chế hoạt động của màng MBR trong xử lý nước thải sinh hoạt

Thông tin chi tiết xem tại: Công nghệ MBR – WeMe

Giải pháp xử lý nước thải trường học từ WeMe

Để xây dựng một hệ thống xử lý hiệu quả cho từng loại nước thải cần căn cứ vào các yếu tố: thiết bị sử dụng, hiệu suất xử lý, chi phí đầu tư, cách thức vận hành, thời gian thực hiện quá trình xử lý nước thải, tuổi thọ của hệ thống,… Hiện tại, WeMe áp dụng 02 công nghệ trong xử lý nước thải trường học là công nghệ hiếu khí truyền thống và công nghệ lọc màng MBR (hiện đang nổi trội và được nhiều chủ đầu tư lựa chọn).

Tùy thuộc vào diện tích xây dựng, mặt bằng, chi phí đầu tư mà WeMe sẽ tư vấn cho khách hàng phương án xử lý phù hợp nhất. Dưới đây là một hệ thống xử lý nước thải trường học áp dụng công nghệ lọc màng MBR mà WeMe đang tiến hành thực hiện.

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải trường học WeMe

Hệ thống xử lý nước thải trường học
Hệ thống xử lý nước thải trường học áp dụng công nghệ màng MBR

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

  • Nước thải sinh hoạt sau khi được tách rác, tách mỡ sẽ được thu gom tập trung về bể điều hòa.
  • Bể điều hòa: có nhiệm vụ ổn định nồng độ các chất ô nhiễm và lưu lượng dòng thải. Tại đây, không khí được cấp vào nhằm khuấy trộn nước thải, tránh sự phân hủy kị khí gây mùi hôi, sau đó được bơm sang bể sinh học thiếu khí anoxic.
  • Bể anoxic: diễn ra quá trình phân hủy các hợp chất chứa nitơ và photpho trong nước thải nhờ vào vi sinh vật thiếu khí. Máy thổi khí hoạt động thường xuyên giúp khuấy trộn nước thải nhằm tăng cường hoạt động của vi sinh vật tạo bông và kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật hình sợi gây vón bùn và nổi bọt.
  • Bể aerotank: nhiệm vụ của bể này là xử lý chất thải trong nước bằng phương pháp sinh học hiếu khí. Máy thổi khí hoạt động luân phiên 24/24h để đảm bảo việc phân phối khí đều cho quá trình phản ứng vi sinh. Các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, giúp giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.
  • Màng lọc MBR: được đặt trong bể sinh học hiếu khí, nước thải trong bể sẽ được bơm qua màng. Khi đó, các tạp chất, chất rắn, chất vô cơ, chất hữu cơ được giữ lại và loại bỏ định kỳ. Nhờ vào kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.4 µm) nên bùn sinh học hầu như được giữ lại trong bể, làm tăng mật độ vi sinh, đem lại hiệu quả xử lý tốt hơn. Phần nước trong được bơm hút ra ngoài (không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng).
  • Nước đầu ra đạt quy chuẩn của QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) và được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.

Một số ưu điểm của công nghệ MBR 

Việc áp dụng công nghệ màng sinh học MBR trong xử lý nước thải trường học mang lại những ưu điểm nổi bật như:

  • Hiệu suất xử lý chất ô nhiễm đạt khoảng 90 – 95%.
  • Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể.
  • Tăng hiệu quả xử lý sinh học 10 – 30% so với Aerotank truyền thống (do hoạt động ở nồng độ bùn cao).
  • Tiết kiệm diện tích xây dựng và chi phí đầu tư vì thay thế cho toàn cụm: bể lắng – trung gian – bể lọc – bể khử trùng.
  • Đặc biệt, công nghệ MBR đảm bảo mục tiêu quan trọng nhất của mọi hệ thống xử lý nước thải là chất lượng nước đầu ra ổn định đạt loại A, đáp ứng yêu cầu cao nhất của các quy chuẩn xả thải và có thể tái sử dụng cho nhiều nhu cầu như: tưới cây, rửa sàn, làm mát…

Báo giá hệ thống xử lý nước thải trường học từ WeMe

Bảng 2: Báo giá hệ thống xử lý nước thải trường học áp dụng công nghệ MBR từ WeMe

STT Công suất Giá tham khảo Ghi chú
1 Công suất 5m3 218.300.000 đồng Chi phí (đã bao gồm 8% VAT) gồm trọn gói, cụ thể:
  • Module MBR tích hợp;
  • Bể chứa nước thải;
  • Chi phí thiết bị;
  • Chi phí vận chuyển, lắp đặt;
  • Chi phí phân tích mẫu;
  • Bảo hành, bảo trì hệ thống;
  • Chi phí đào tạo vận hành;
2 Công suất 10m3 253.600.000 đồng
3 Công suất 15m3 305.500.000 đồng
4 Công suất 20m3 337.000.000 đồng
5 Công suất 25m3 475.800.000 đồng
6 Công suất 30m3 524.800.000 đồng
7 Công suất 35m3 546.400.000 đồng
8 Công suất 40m3 599.900.000 đồng

Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp, WeMe còn hỗ trợ các doanh nghiệp/chủ đầu tư tối ưu hóa chi phí thực hiện nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết và đạt hiệu quả cao. Cụ thể, đối với một dự án, hồ sơ báo giá WeMe cung cấp cho khách hàng sẽ bao gồm:

  • Hồ sơ kỹ thuật;
  • Dự toán;
  • Sơ đồ công nghệ;
  • Mặt bằng, mặt cắt;
  • Chi phí vận hành;
  • Hồ sơ năng lực của WeMe;
  • Bản vẽ thiết kế chi tiết;
  • Bộ Catalogues thiết bị.

Công nghệ MBR trong xử lý nước thải sinh hoạt – Dự án của WeMe

Dự án Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng và Thương Mại Thanh Hà

  • Tên dự án: Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với công suất 5 m3/ngày.đêm. 
  • Dự án được thực hiện tại Doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam thuộc Huyện Cát Hải, Tỉnh Hải Phòng.
  • Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được:
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 5 m3/ngày.đêm

Dự án Công ty TNHH MTV Vĩnh An

  • Tên dự án: Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải công suất 10 m3/ngày.đêm.
  • Dự án được thực hiện tại Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
  • Dưới đây là một số hình ảnh thực tế đã được ghi nhận:
Hình ảnh xuất xưởng module, thiết bị và vận chuyển đến nơi lắp đặt dự án
Hình ảnh xuất xưởng module, thiết bị và vận chuyển đến nơi lắp đặt dự án
Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải dự án Biển Việt sau khi hoàn thành lắp đặt

Dự án Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 234

  • Tên dự án: Lắp đặt máy xử lý nước thải sinh hoạt Công ty Cổ phần Xây Dựng Bạch Đằng 234
  • Công suất: 25 m3/ngày.đêm
  • Địa điểm thực hiện: Thị xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa.
  • Một số hình ảnh ghi nhận thực tế tại công trình:
Máy xử lý nước thải sinh hoạt sau khi hoàn thành

WeMe – Sự lựa chọn tin cậy về dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, chúng tôi tự hào đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong nước để tìm kiếm giải pháp về vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt nói chung. Hiện tại, đối với dự án xử lý nước thải trường học, WeMe vẫn áp dụng hai phương pháp hiệu quả cao là công nghệ hiếu khí truyền thống và module màng lọc MBR. Điều này giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn cũng như trải nghiệm tốt hơn về các dịch vụ môi trường mà chúng tôi mang lại.

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

WeMe luôn sẵn sàng đồng hành cũng quý khách hàng trong các dự án hiện hữu và tương lai. Liên hệ ngay với WeMe để nhận được tư vấn, giải đáp chuyên sâu về dịch vụ thi công, lắp đặt và báo giá cho hệ thống xử lý nước thải trường học. Chúng tôi rất vui khi được chung tay cùng quý khách hàng hướng đến hoạt động bảo vệ môi trường ngày một xanh sạch hơn.

WeMe - Logo

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) : 0845.653.007
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) : 0847.653.007
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) : 0824.653.007

0906653007